Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị được Đảng,ườngĐHuytínkhôngchỉđàotạonghiêncứutốtmàcònphảicóảnhhưởngxãhộlich thi đấu y nhà nước giao, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có ý tưởng thành lập Hội đồng tư vấn chính sách nhằm tham gia đóng góp, tư vấn sâu về các vấn đề chính sách có liên quan đến khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, tư tưởng và mô hình phát triển của đất nước.
Dự và làm việc với Hội đồng tư vấn chính sách của nhà trường, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ nhấn mạnh một trường ĐH uy tín không chỉ đào tạo, nghiên cứu tốt mà còn phải là trường có ảnh hưởng xã hội, thông qua việc tư vấn cho quốc gia những vấn đề liên quan mật thiết đến sự phát triển, những chiến lược có tầm ảnh hưởng vĩ mô lớn.
“Việc có một hội đồng tư vấn chính sách như Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thể hiện được vị thế, vai trò và trách nhiệm của nhà trường với sự phát triển của đất nước. Những tư vấn của nhà trường với Đảng, nhà nước và đặc biệt là tư vấn về biển Đông, Tây Nguyên, về văn hóa Óc Eo, Thăng Long - Hà Nội,… đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, ban ngành ghi nhận để hoạch định chủ trương, đường lối góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, xây dựng phát triển nhân cách con người Việt Nam và những chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.
Ông Chính đánh giá đó là những đóng góp thiết thực, quý báu, rất đáng trân trọng và tự hào của thầy trò các thế hệ nhà trường.
Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ. Ảnh: Thanh Hùng. |
“Tôi hy vọng và tin tưởng nhà trường mà Hội đồng Tư vấn chính sách là hạt nhân, với đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học hùng hậu, nhiệt huyết và tài năng; với lợi thế của một đại học nghiên cứu cơ bản, đa ngành, đa lĩnh vực giàu tiềm năng; với uy tín và quan hệ rộng mở... sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa vào quá trình xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước”, ông Chính chia sẻ.
Theo ông Chính, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng.
“Chúng ta cần tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có khát vọng chấn hưng dân tộc, có tư duy và quyết tâm đổi mới sáng tạo, có những tố chất đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới. Cần phát triển, phát huy mạnh mẽ nền văn hóa dân tộc, đưa văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, thật sự trở thành nguồn lực, thành sức mạnh nội sinh của một dân tộc quyết vươn lên văn minh, hiện đại. Cần xây dựng một một dân tộc thông thái, nhân văn, một cộng đồng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thuận và đoàn kết”.
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) chụp ảnh lưu niệm với Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính. |
Ông Chính cho rằng đây cũng là cơ hội để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các nhà giáo, các nhà khoa học, các nhà văn hóa đóng góp, cống hiến trí tuệ, công sức cho nhân dân và đất nước.
Thanh Hùng – Thúy Nga
- Ngày 27/2, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học theo 48 ngành, nhóm ngành đào tạo thuộc 5 lĩnh vực tại các cơ sở giáo dục đại học trên 153 quốc gia.