Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Thể thao >Xóm trọ Sài Gòn quay quắt mưu sinh sau đỉnh dịch Covid_đội hình eintracht frankfurt gặp borussia mönchengladbach

Xóm trọ Sài Gòn quay quắt mưu sinh sau đỉnh dịch Covid_đội hình eintracht frankfurt gặp borussia mönchengladbach

2025-01-12 13:10:49 Nguồn:PhongThuyBetTác Giả:Nhận Định Bóng Đá View:726lượt xem
{keywords}

Sau 5 năm may gia công bao tay,ómtrọSàiGònquayquắtmưusinhsauđỉnhdịđội hình eintracht frankfurt gặp borussia mönchengladbach chị Cúc chưa bao giờ nghĩ mình thất nghiệp cho đến khi dịch bệnh bùng phát. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Giảm thu nhập, thất nghiệp

Đồng hồ đã điểm 12h trưa, chị Trần Thị Cúc (40 tuổi, ngụ hẻm đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú, TP.HCM) vẫn không cho chiếc máy may ngừng nghỉ. Chị cho biết, phải tranh thủ từng giờ để kịp giao hàng cho khách. Bởi bây giờ, hiếm lắm mới có người đặt may gia công bao tay.

Chị nói: “Tôi may bao tay đã 5 năm nay và chưa bao giờ thất nghiệp. Thế mà trong đợt dịch vừa qua, hàng tôi may ra không bỏ mối được. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, họ không thể xuất hàng, nhập nguyên liệu về được nên hàng ùn ứ. Tôi thất nghiệp mấy tháng trời, chỉ ngồi ở nhà, trông chờ vào những đồng lương của chồng làm nghề thợ hồ”.

Thế nhưng, chồng chị cũng không khá khẩm hơn. Dịch bệnh, không được tập trung đông người nên chẳng mấy ai sửa, xây nhà mới. Các công trình lớn cũng đóng cửa tạm nghỉ khiến anh bữa làm bữa nghỉ. Phải gồng gánh tiền phí thuê phòng trọ, đóng tiền học cho 2 con, mấy tháng nay, anh chị rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau.

“Đầu tháng nay, dịch bệnh tạm lắng, tôi có người đặt hàng lại nhưng họ cũng dè dặt lắm. Thế nên, công việc của tôi cũng không khả quan hơn. Tôi xin đi làm công nhân nhưng bây giờ nhiều công ty phá sản, công nhân thất nghiệp quá chừng nên không ai nhận. Tôi đành cố bám lấy công việc này, có còn hơn không”, chị Cúc thở dài nói.

Cách nơi chị Cúc ở không xa là dãy phòng trọ tồi tàn, ẩm thấp khác. Các hộ gia đình ở đây chủ yếu lao động phổ thông, có thu nhập thấp.

Cố luồn qua những tấm bạt đã mục nát được người thuê căng ngang con hẻm để che mưa nắng, chúng tôi có mặt tại phòng trọ của bà Nguyễn Thị Rỉ (67 tuổi, quê Bến Tre).

{keywords}
Bán ế, bà Rỉ chỉ dám ăn đạm bạc. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Trong căn phòng tối tăm, không một vật dụng giá trị, bà ngồi ăn trưa một mình. Đặt hộp cơm trắng xuống nền nhà đã xỉn màu, bà cho biết mình vừa đi bán vé số về. Mệt và không bán được, bà chỉ dám mua hộp cơm trắng để lót dạ. Thương bà, một cậu hàng xóm đem đến cho bà 2 con cá khô để bà “bớt nhạt miệng”.

Tuy vậy, bà vẫn tươi cười rồi nói: “Tôi mới đi bán lại. Bán ế lắm nhưng vẫn đỡ hơn nhiều người. Ở khu trọ này, người ta thất nghiệp do dịch nhiều lắm. Tôi còn đi bán được là may lắm rồi”.

“Cháu ngoại của tôi đang làm công nhân may cho một công ty tư nhân. Thời điểm dịch bùng phát, công ty không có hàng, chủ công ty cho nó làm 3 ngày/tuần. Nói là đi làm chứ thực tế, nó chỉ lên công ty ngồi chờ. Có hàng thì làm, không thì thôi”, bà Rỉ nói thêm.

Nhọc nhằn tìm kế mưu sinh

{keywords}
Tủ bánh flan, rau câu từng nuôi lớn các con của bà Đương bây giờ gần như không nuôi nổi một miệng ăn. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Cũng theo bà Rỉ, dù chỉ là người bán vé số dạo, dịch bệnh cũng khiến bà điêu đứng. Trước thời điểm dịch bùng phát, mỗi ngày, bà nhận hơn 200 tờ vé số đi bán và chỉ bán nửa buổi đã hết veo. Thế mà bây giờ, bà chỉ nhận hơn 100 vé nhưng bán cả ngày không hết.

Bà nói: “Bây giờ, đến khách quen cũng không ủng hộ tôi nữa. Họ nói dịch bệnh, làm ăn khó khăn quá, phải tiết kiệm và cắt luôn tiền "đầu tư” vé số. Lúc trước, tiền bán vé số dạo cũng đủ để tôi đóng tiền phòng trọ, thuốc thang. Nay, phải tính toán lắm, tôi mới kiếm đủ để đóng tiền phòng, cơm ăn 3 bữa”.

Cố thu mình vào dưới bóng chiếc ô cũ nát cắm trên chiếc xe đẩy đã han rỉ để tránh cái nắng gay gắt, bà Nguyễn Thị Đương (SN 1968, quê Quảng Ngãi) cho biết, bà bán rau câu, bánh flan ở góc con hẻm 153 đường Điện Biên Phủ (phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã mấy chục năm. Thế nhưng, chưa bao giờ, tủ bánh của bà lại ế ẩm và phải nhờ đến sự giúp đỡ của cộng đồng như bây giờ.

Bà kể, tủ bánh nhỏ của bà đã nuôi bà cùng đàn con thơ từ lúc lọt lòng đến khi trở thành những ông bố, bà mẹ. Thế nhưng, bây giờ, tủ bánh ấy dường như không thể nuôi một mình bà. “Sau dịch, tôi bán ế quá, ế đến độ không còn tiền mua thuốc uống. Đóng xong tiền trọ, tôi phải vay mượn để mua nguyên liệu làm bánh, rau câu”, bà kể.

Cách đây ít hôm, trong một chiều buôn bán ế ẩm, bà gắng sức đẩy chiếc xe có chứa tủ bánh trong cơn mưa tầm tã trở về phòng trọ. Thương bà, một bạn nữ tốt bụng đã chụp lại hình ảnh người đàn bà nhọc nhằn, đẩy xe bánh đầy ngút trong mưa đăng lên mạng xã hội để kêu gọi cộng đồng ủng hộ.

Sau lời kêu gọi ấy, nhiều người đã tìm bà mua bánh, rau câu. Nhờ vậy, bà lại có đủ tiền đóng tiền phòng trọ, có vốn đi bán mưu sinh. Tuy vậy, việc ủng hộ cũng có hạn. Bây giờ, bà chỉ sống tạm nhờ việc bán bánh cho ít người khách quen.

Cách nơi bán bánh của bà Đương ít bước chân là dãy phòng trọ bé tẹo, sặc mùi ẩm mốc. Bên trong phòng, chị Lê Thị Hoa (40 tuổi, quê ở Thừa Thiên Huế) đang tỉ mẩn cuốn từng chiếc chả giò để chuẩn bị cho gánh hàng rong của mình vào sáng mai.

Chị cho biết, công việc tuy không đem lại thu nhập cao nhưng vốn tính cần kiệm, chị cũng đủ trang trải và dành dụm được chút ít lo cho con ở quê. Thế nhưng, kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chị bỗng chốc tan biến theo đợt dịch bệnh vừa qua. Bệnh tật, giãn cách xã hội, chị không thể buôn bán.

Không có thu nhập nhưng vẫn phải ăn, phải đóng tiền phòng, chị cắn răng xé nhỏ những đồng tiền dành dụm trước đó để tồn tại. Đại dịch tạm lắng, chị đi bán lại. Nhưng dẫu gánh rã cả 2 vai, mời khách đến rát họng chị vẫn không tài nào bán hết số giò chả đã chiên. Để vượt qua khó khăn, chị phải gánh đi xa hơn, bán lâu hơn, thậm chí ăn ít đi một bữa.

{keywords}
Chị Hoa cuốn chả giò, chuẩn bị cho gánh hàng rong mưu sinh sau đỉnh dịch. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Rời những xóm trọ nghèo, chúng tôi tìm đến khu trọ ở quận Bình Tân, TP.HCM. Những người thuê trọ tại đây cho biết, tháng 6 vừa qua, công ty đã cho nghỉ gần 3000 lao động. Các công nhân được cho nghỉ, ở trọ tại những dãy trọ này đa số đã tìm được công việc mới, số khác sau khi lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp cũng rời thành phố về quê.

Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Quang (SN 1993, ngụ huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) cho biết, trước đây, anh là tài xế chở hàng. Thời gian dịch bệnh, ít hàng, người chủ quản yêu cầu anh tạm về nhà nghỉ không lương, chờ khi có hàng lại đến làm việc.

Nhận thấy không còn tương lai trong công việc, anh xin nghỉ hẳn rồi rút toàn bộ số tiền chắt bóp được, mua một chiếc xe máy mới để chạy xe ôm công nghệ. “Mình còn trẻ, có thể tìm việc khác được, chỉ tội cho những người đã có tuổi. Sau khi bị cho nghỉ, họ rất khó xin việc làm khác. Thôi thì khó khăn chung, đành phải cố hết sức thôi”, anh Quang nói rồi từ biệt PV để kịp đón khách vừa đặt cuốc xe.

Người nước ngoài mua nhu yếu phẩm tiếp sức Đà Nẵng chống dịch

Người nước ngoài mua nhu yếu phẩm tiếp sức Đà Nẵng chống dịch

Những người nước ngoài đang sống và làm việc ở Đà Nẵng góp tiền mua nhu yếu phẩm, chung sức cùng người dân TP vượt qua khó khăn thời điểm dịch Covid-19.

Tác Giả:Ngoại Hạng Anh
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái