Sáng tạo trẻ 2022 là cuộc thi do Đại học Bách khoa chủ trì,ộcthiSángtạotrẻhướngtớicácsảnphẩmứngdụngcókhảnăngkhởinghiệkèo tbn phối hợp với các tổ chức và doanh nghiệp và các trường đại học khối kỹ thuật tổ chức. Đây là cuộc thi được tổ chức thường niên để tạo môi trường hỗ trợ học tập, nghiên cứu thông qua trải nghiệm sáng tạo của người học tại các trường đại học. Cuộc thi cũng hướng tới thúc đẩy hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật tạo ra các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống; tạo diễn đàn chia sẻ, hỗ trợ và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo giữa các trường đại học, doanh nghiệp và xã hội.
Lễ phát động cuộc thi Sáng tạo trẻ 2022 chủ đề “Smart Up for Life” (Sáng tạo vì Cuộc sống) vừa diễn ra sáng ngày 24/6, trong khuôn khổ hội nghị Tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội năm học 2021 – 2022. Phó Giáo sư Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, chủ trương của nhà trường trong giai đoạn hiện nay là lấy sáng tạo làm nền tảng của khởi nghiệp, sử dụng nghiên cứu và sáng tạo làm động lực cho việc học sâu và học chủ động, tiếp tục phát huy các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo các sản phẩm hữu ích, gắn trực tiếp với nhu cầu phát triển của xã hội. Có chủ đề “Smart up for life”, cuộc thi Sáng tạo trẻ 2022 hướng tới các sản phẩm ứng dụng có khả năng khởi nghiệp phục vụ cho cuộc sống như giao thông, giáo dục, môi trường, biển đảo, công nghiệp, nông nghiệp, y tế… Các mốc thời gian nhận bài thi gồm vòng ý tưởng: Ngày 20/7; vòng đề án: Ngày 15/9/2022; vòng triển khai: Ngày 4/11; và vòng chung kết vào tháng 12. Ban tổ chức cuộc thi hướng các sinh viên nghiên cứu khoa học không chỉ trên hồ sơ mà còn khuyến khích các em có những trải nghiệm như một doanh nghiệp: Có thuyết trình, marketing, tính toán chi phí, khấu hao sản phẩm, tính toán lỗ - lãi khi kinh doanh… Trong chặng đường của cuộc thi kéo dài trên 6 tháng, Ban tổ chức sẽ tiến hành các hoạt động đào tạo, hướng dẫn cho các đội thi từ giai đoạn viết ý tưởng đến hoàn thiện đề án, triển khai đề án với sự hỗ trợ nhiệt tình từ các diễn giả có uy tín về sáng tạo và khởi nghiệp. Đồng thời, các nhóm sẽ được hỗ trợ kỹ thuật từ các mentor từ các trường đại học, các trung tâm khởi nghiệp. Cùng ngày 24/6, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổng kết chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo của sinh viên nhà trường trong năm học 2021 - 2022. Từ ngày 14/6 đến ngày 24/6, hơn 900 sinh viên đã tham gia chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học với 300 công trình khoa học đa dạng các đề tài như áp dụng AI để giải quyết các bài toán trong cuộc sống, hay các ứng dụng liên quan y tế, nông nghiệp, môi trường…
Theo PGS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm nay phong phú về nội dung, bám sát các vấn đề thời sự, đồng thời bám sát các trục nghiên cứu chính của nhà trường. Các sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học từ rất sớm, với số lượng sinh viên khóa dưới chiếm gần 40%. Chất lượng khoa học và ứng dụng được phát triển đồng đều, thể hiện ở số lượng công bố chất lượng cao tăng lên trên 50% và số lượng sản phẩm thực tế giữ ổn định ở mức 70-80 sản phẩm trên toàn 22 phân ban. Các hội đồng từ 22 phân ban đã lựa chọn 22 đề tài giải Nhất, 22 giải Nhì, 22 giải Ba. Đại học Bách khoa Hà Nội chọn gửi 12 đề tài xuất sắc trong các lĩnh vực Kỹ thuật công nghệ, Y Dược, Nông nghiệp; đáp ứng yêu cầu đã công bố hoặc được ứng dụng trong thực tiễn ít nhất 1 năm theo quy định của Bộ GD&ĐT tham dự sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Vân Anh Gần 800 sinh viên Bách khoa Hà Nội tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạoTừ ngày 14/6 đến ngày 24/6, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia một loạt các hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo, góp phần khơi nguồn tinh thần nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp ở sinh viên. |