Nâng cao văn hóa học đường, tìm giải pháp để ngành du lịch “cất cánh”_kq thái lan
Bộ trưởng Bộ Văn hóa,ângcaovănhóahọcđườngtìmgiảiphápđểngànhdulịchcấtcákq thái lan Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn.
Tiếp tục Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 10/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã giải trình nhiều nội dung được đại biểu nêu. Các Bộ trưởng: Lao động-Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo cùng Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham gia giải trình.
Rèn luyện đạo đức, nâng cao văn hóa học đường
Đề cập đến vấn đề đạo đức, văn hóa học đường, đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) cho rằng, hiện nay, đạo đức học đường, văn hóa ứng xử đang xuống cấp trong nhà trường, bệnh viện.
Việc này dẫn đến gian lận trong học tập, thi cử, làm xấu đi hình ảnh nghề giáo viên và bác sỹ. Đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp căn cơ đối với vấn đề này.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận, đây là những vấn đề "rất bức bối, khổ tâm.” Bản thân ông có nhiều suy nghĩ nhưng để làm được gì thì phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, năng lực.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tập trung xây dựng môi trường văn hóa trong trường học, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng bộ tiêu chí này.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, trách nhiệm của người thầy, của học sinh là tự giác, khuôn mẫu; phải khuyến khích các em tự xây dựng đạo đức lối sống. Cùng với đó, cần phát hiện nhân tố tích cực để lan tỏa hình ảnh đẹp, tấm gương sáng; chú trọng giáo dục học sinh trong mối quan hệ giữa gia đình-nhà trường-xã hội, để xây dựng một thế hệ toàn diện.
Giải trình thêm về vấn đề văn hóa học đường, ứng xử trường học, giáo dục đạo đức cho học sinh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, đối với việc triển khai giáo dục hiện nay, lấy việc rèn người là nội dung trọng tâm và ưu tiên, vấn đề văn hóa học đường càng trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng.
Phía ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã rất chú ý đến vấn đề này và đã triển khai nhiều hoạt động, chính sách có liên quan; trong đó, việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 là một giải pháp toàn diện để tăng cường tố chất văn hóa và phát triển con người.
“Xét về vấn đề văn hóa trong trường học, có hai phương diện rất quan trọng. Trường học có vai trò trong việc tạo dựng giá trị văn hóa; trường học cần phải thiết lập, củng cố và hoàn thiện các nguyên tắc ứng xử,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg, ngày 1/6/2022 về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.
Bộ trưởng hy vọng, việc triển khai nhiều nội dung của Chỉ thị này sẽ tạo ra được nhiều chuyển biến, trong đó việc tạo dựng các giá trị bao gồm cả việc thực hiện thật tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018, những nội dung giáo dục mới, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá vấn đề rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, tạo dựng môi trường văn hóa học đường...
Về các quy tắc ứng xử trong trường học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học để phù hợp tình hình nhiệm vụ mới.
"Chúng tôi cũng lưu ý đến đề cao vai trò gương mẫu dẫn dắt của nhà giáo. Đây là điều có tính chất quan trọng vì học sinh luôn làm theo các tấm gương của người thầy. Những vấn đề về giáo dục kỹ năng ứng xử, phát triển thư viện trường học, văn hóa đọc; phối hợp giữa nhà trường và xã hội, đặc biệt đối với cha mẹ học sinh nhằm tạo dựng từng bước một văn hóa học đường lành mạnh, tốt đẹp, để tạo được một thế hệ với những giá trị như sự lương thiện, nhân ái, yêu nước, trung thực... cũng được chú trọng,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu ý kiến.
Giải pháp nhân lực cho ngành du lịch
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) nêu ý kiến, trong đại dịch COVID-19, tình hình dịch chuyển lao động ở ngành du lịch rất lớn. "Để du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ có kế hoạch đào tạo lại lao động như thế nào?” đại biểu Thông đặt câu hỏi.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận, sau dịch bệnh, nhân lực du lịch có sự dịch chuyển. Khi dịch bệnh xảy ra, họ chịu tổn thương lớn nhất.
“Công nhân vẫn có thể sản xuất, có lương, nhưng ngành du lịch đóng cửa hoàn toàn không thể hoạt động. Vì vậy, nhiều lao động chuyển sang ngành khác nên khi du lịch phục hồi thì nhân lực thiếu hụt,” Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết.
Ông Nguyễn Văn Hùng cho rằng, cần đánh giá toàn diện về nguồn nhân lực du lịch. Trước mắt, các đơn vị sẽ tập trung đào tạo, công ty lữ hành lớn đang khắc phục bằng cách tuyển chọn sinh viên các trường du lịch, đưa về trực tiếp hướng dẫn, thực hành để bù đắp thiếu hụt.
"Căn cơ hơn, cần nâng cao chất lượng đào tạo ngành du lịch, nhất là nhân lực cấp cao, quản trị du lịch, lao động ngành nghề; đa dạng hóa hình thức đào tạo; chú ý liên kết đào tạo,” Bộ trưởng Hùng nói.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Giải trình thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, theo kết quả thống kê, đến nay, số người trong ngành du lịch là 19,8 triệu lao động, tăng 489.000 lao động so với quý trước. Bình quân mỗi quý, lĩnh vực du lịch tăng khoảng 900.000 lao động, mức tăng rất cao nếu so với khu vực công nghiệp, nông nghiệp.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, các chính sách mở cửa và hỗ trợ Quốc hội quyết nghị tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 và chính sách mở cửa từ ngày 15/3/2022 là “cú hích” rất quan trọng để tạo đà tăng trưởng cao cho khu vực du lịch, dịch vụ.
“Chúng ta có rất nhiều chính sách nhằm phục hồi lao động lĩnh vực du lịch và dịch vụ, kể cả các chính sách để giữ chân, thu hút lao động quay trở lại, hỗ trợ đào tạo lực lượng tại chỗ,” ông Đào Ngọc Dung nhận xét.
Đối với lĩnh vực dịch vụ, du lịch, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành các danh mục đào tạo cấp độ 4- trình độ cao đẳng, trung cấp với 35 ngành nghề trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng; trong đó có 20 ngành nghề trình độ cao đẳng, 15 ngành nghề trình độ trung cấp.
Hiện có trên 30.700 học viên theo học trong các trường trung cấp và cao đẳng với các ngành nghề trên. Một số trường cũng đang áp dụng mô hình vừa học văn hóa, vừa học nghề.
Về giải pháp căn cơ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, có 7 nhóm giải pháp chủ chốt, đó là giải pháp đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực tự chủ và thích ứng; hình thành kỹ năng mới, thích ứng thay đổi thế giới việc làm; triển khai mạnh mẽ hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và khu vực, tiến tới công nhận bộ tiêu chuẩn nghề ASEAN và khu vực; tổ chức thi cấp chứng chỉ nghề quốc gia ASEAN hướng tới các hoạt động du lịch, hướng dẫn một cách bài bản, chuyên nghiệp, đủ năng lực cạnh tranh.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang Tráng A Dương đặt câu hỏi chất vấn.
Cùng với đó, có chính sách thu hút nhân lực vào học, làm việc, đi đôi với nâng cao năng lực hệ thống đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao chất lượng đích thực của kỹ năng lao động. Đồng thời, quy hoạch liên kết đồng bộ giữa Trung ương, địa phương, ngành; gắn kết doanh nghiệp lữ hành với nhà trường trong đào tạo, phát triển du lịch, đa dạng hóa các hình thức học tập và mở rộng địa bàn đào tạo; tuyên truyền, tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên gắn kết chặt chẽ học văn hóa với học nghề.
“Hiện nay, chúng ta còn khoảng 3.400 tỷ đồng trong quỹ vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có thể phối hợp xây dựng một đề án phục hồi lực lượng lao động lĩnh vực du lịch,” Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Tạo đà phát triển cho ngành kinh tế mũi nhọn
Phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Ngành du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, nhiều giải pháp đã đặt ra để phát triển ngành kinh tế này, nhưng đến nay hướng triển khai còn chậm; các bộ, ngành, địa phương còn chưa quán triệt đầy đủ tinh thần du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Phó Thủ tướng nêu ví dụ, trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch, riêng việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch để quảng bá lĩnh vực này, dù đã có nghị quyết của Bộ Chính trị, nhưng đến tháng 2/2022 mới ban hành thông tư của Bộ Tài chính đối với quỹ trên.
Việc đẩy mạnh cải tiến visa điện tử, các hình thức miễn visa... cũng liên quan đến rất nhiều nội dung nên lộ trình này chưa đủ đột phá. Do đó, Phó Thủ tướng cho rằng, cần có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa đối với phát triển ngành dịch vụ, du lịch để thực sự xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Bên cạnh đó, cần cải thiện môi trường du lịch; phát động các phong trào quảng bá du lịch cần gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hóa của từng khu dân cư, từng người dân...
Đối với lĩnh vực văn hóa, trong đó có công tác bảo tồn các di tích và gắn công tác này với du lịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là một nội dung quan trọng. Tuy nhiên, đối với các di tích, đặc biệt là với các di tích lịch sử cách mạng, cần có nguồn đầu tư kinh phí bởi nhu cầu vốn tu bổ của các hạng mục di tích trên luôn trong tình trạng thiếu; quy trình thủ tục cũng rất phức tạp.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị chịu trách nhiệm chính và phân cấp quản lý xuống các địa phương ở lĩnh vực này.
Cũng liên quan đến văn hóa trong môi trường mạng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận xét, tốc độ lan truyền thông tin trên mạng hiện rất nhanh và theo diện rộng, hiệu ứng và tác động rất lớn.
“Hiện, Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng và các nghị định có liên quan. Chúng ta cũng đã bắt đầu xử lý rất nghiêm các đối tượng lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng mạng Internet xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, việc này cần tiếp tục triển khai thật tốt”./.
Theo TTXVN