当前位置:首页 > Cúp C1

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý ăn uống như thế nào trong dịp Tết?_bongdaso com dữ liệu

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng,ườibệnhtiểuđườngcầnlưuýănuốngnhưthếnàotrongdịpTếbongdaso com dữ liệu Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống để bớt tác động xấu đến sức khỏe.

Dưới đây là những lời khuyên dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường trong dịp Tết:

- Đừng bỏ bữa

Việc bỏ bữa, dồn bữa... có thể gây tác động xấu đến đường huyết. Ví dụ như đói quá gây hạ đường huyết. Rồi sau đó, khi ăn quá no thì đường huyết lại tăng vọt. Hai trạng thái này đều gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, người bệnh đái tháo đường cần duy trì lịch sinh hoạt, ăn uống như ngày thường, không bỏ bữa, dồn bữa.

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý ăn uống như thế nào trong dịp Tết? - 1

Bữa cơm ngày Tết rất nhiều món, người bệnh đái tháo đường cần cố gắng thực hiện nguyên tắc ăn uống để không khiến đường huyết tăng vọt (Ảnh minh họa: Getty).

- Không bỏ tinh bột

Ngày Tết ăn ăn nhiều món, nên đôi khi người bệnh tiểu đường sợ tăng đường huyết mà không dám ăn cơm, bánh chưng, bỏ tinh bột hoàn toàn.

Nhưng với bệnh nhân đái tháo đường, tinh bột là rất quan trọng, không được bỏ. Người bệnh vẫn phải duy trì ăn đủ lượng chất bột đường mỗi ngày để tránh hạ đường huyết.

Để tránh ăn quá nhiều, bạn nên chú ý đến kích thước khẩu phần ăn. Tuân theo quy tắc 1/2 khẩu phần là rau xanh và trái cây tươi, 1/4 khẩu phần là protein và 1/4 còn lại là tinh bột tùy chọn, tốt nhất chọn loại ngũ cốc nguyên hạt.

Ngày Tết, ngoài cơm tẻ, còn có bánh chưng, xôi, miến, mỳ… người bệnh đái tháo đường cần biết cách thay thế thực phẩm để vẫn có thể thưởng thức được các món ăn ngày Tết mà không làm rối loạn đường huyết. Cụ thể, 1 lưng bát con cơm = 1/8 chiếc bánh chưng vừa = 1 bát miến = 1 bát mì = 1 bát ngô = lưng bát xôi.

- Hạn chế món chiên xào, ăn quá nhiều chất đạm

Các món xào, chiên, rán, nướng dùng nhiều dầu mỡ thường rất hấp dẫn và ngon miệng. Một số món xào hay sử dụng phủ tạng dễ làm lượng cholesterol máu tăng cao.

Mâm cỗ ngày Tết có rất nhiều món chứa mỡ động vật như canh măng nấu chân giò, thịt đông, giò thủ (giò xào)… dễ làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cũng có thể dẫn đến đột quỵ như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não...

Do vậy, người bệnh đái tháo đường vẫn cần duy trì số lượng và cách lựa chọn chất đạm như đã được tư vấn: cân đối giữa chất đạm nguồn gốc động vật và thực vật, ưu tiên sử dụng chất đạm theo thứ tự: thủy hải sản, gia cầm, gia súc...

- Hạn chế đồ ngọt

Ngày Tết mọi người thường có xu hướng tiêu thụ quá nhiều đường từ mứt kẹo, nước ngọt, các loại quả sấy khô… Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.

- Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ

Uống đủ nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải và giúp chuyển hóa chất béo. Vì vậy, giữ cơ thể đủ nước là điều cần thiết để có một sức khỏe tốt. Hãy mang theo bên mình sẵn một chai nước. Điều này có thể giúp thỏa mãn cơn thèm nếu bạn cảm thấy đói và thức ăn luôn sẵn có.

Rau xanh, trái cây là nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ - một nhóm chất quan trọng đối với sức khỏe. Nên ăn rau trước, vì chất xơ và nước sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- Nên ăn nhạt, hạn chế bia rượu

Nên chế biến đồ ăn nhạt, luộc, ít sử dụng nước chấm, hạn chế sử dụng ít các thực phẩm dưa muối, cà muối, cũng như các thực phẩm chế biến sẵn.

Bên cạnh đó cần hạn chế bia rượu. 

Nếu uống thì cần tuân thủ rượu bia an toàn, nam giới không quá 2 đơn vị cồn/ngày; nữ giới không quá 1 đơn vị cồn/ngày và 1 tuần chỉ nên uống tối đa 5 ngày. 1 đơn vị cồn tương đương khoảng 3/4 lon bia 330ml, tương đương 1 cốc bia hơi hay 1 ly rượu vang, hoặc 1 ly rượu mạnh 30ml (40%).

- Tập thể dục mỗi ngày

Người bệnh đái tháo đường cần duy trì thời gian để tập thể dục. Không nhất thiết phải là những bài tập phức tạp, có thể là đi bộ, đạp xe, tập yoga… khoảng 30-60 phút/ ngày, thực hiện đều đặn 5 ngày/tuần.

分享到: