时间:2025-01-18 11:15:40 来源:网络整理编辑:Cúp C2
Tin thể thao 24H Những tác phẩm nghệ thuật bị phá hỏng sau khi phục chế_thuỵ sĩ vs tây ban nha
Mục đích của việc trùng tu,ữngtácphẩmnghệthuậtbịpháhỏngsaukhiphụcchếthuỵ sĩ vs tây ban nha phục chế là giúp giữ gìn hoặc tái tạo nguyên trạng tác phẩm nghệ thuật trước sự hao mòn của thời gian hay tác động không mong muốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, không ít trường hợp, thế hệ sau làm hư hỏng, biến dạng và đánh mất giá trị tác phẩm trong quá trình này.
Bức bích họa Ecce Homo
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, họa sĩ, giáo sư người Tây Ban Nha Elías García Martinez đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật Ecce Homo, trong đó ông miêu tả Chúa Giê-su đội mão gai. Tác phẩm là một bức bích họa đứng trong nhà thờ ở thị trấn Borja, Tây Ban Nha.
Bức họa không quá nổi bật cho đến năm 2012, khi giáo dân Cecilia Gimenez, lúc đó đã 82 tuổi, quyết định phục chế lại tác phẩm. Độ ẩm trên tường khiến cho một số lớp sơn bị bong ra.
Kết quả thật thảm hại. Sau hoạt động này, thị trấn thưa thớt dân cư và người phục chế trở nên nổi tiếng. Bức bích họa biến đổi nhiều tới mức bị gọi những cái tên khác, trở thành trào lưu chế ảnh “Ecce Meme” trên Internet và chính quyền Borja dọa sẽ khởi kiện Cecilia.
Tượng cười ở Tây Ban Nha
Một bức tượng ở Palencia, Tây Ban Nha, được trùng tu vào năm 2020 để khắc phục hư hại do thời tiết trong nhiều thập kỷ. Đặt nổi bật trên mặt tiền của một tòa nhà ngân hàng ở Calle Mayor vào năm 1923, bức tượng Smiling Statuemô tả một người phụ nữ đang mỉm cười với đàn gia súc xung quanh.
Tuy nhiên, người phục chế chưa rõ danh tính khiến khuôn mặt của bức tượng biến dạng đến mức bị so sánh với hình ảnh của một nhân vật hoạt hình.
Tác phẩm bị hỏng, được ví như "cái đầu củ khoai tây", thu hút sự chú ý của công chúng thông qua các bài viết và ảnh trên tài khoản mạng xã hội của một nghệ sĩ ở Palencia. Hiệp hội các nhà trùng tu và bảo tồn chuyên nghiệp Tây Ban Nha (ACRE) đã lên án việc phục chế cẩu thả này.
Bức tranh 'The Virgin and Child with St. Anne' của Leonardo da Vinci
Quá trình khôi phục bức tranh The Virgin and Child with St. Annecủa danh họa Leonardo da Vinci gây ra cuộc tranh luận giữa các chuyên gia nghệ thuật về việc làm sạch tác phẩm hội họa cũ.
Bức tranh được nhà vua Francis I của Pháp mua lại vào năm 1518, hiện trưng bày ở Bảo tàng Louvre. Giống như nhiều bảo tàng nghệ thuật lớn khác, Louvre chịu áp lực phải thu hút người xem bằng màu sắc tươi sáng và những kiệt tác nổi bật.
Khi làm sạch The Virgin and Child with St. Anne vào năm 2010–2011 để loại bỏ bụi bẩn và khắc phục việc bay màu, màu sắc của bức tranh sáng hơn rõ rệt. Nhiều người cảm thấy tác phẩm thay đổi quá mức, trong đó có 2 chuyên gia nghệ thuật đã từ chức để phản đối Ủy ban giám sát việc phục chế bức tranh.
Tượng thánh Santa Bárbara ở Brazil
Trong Công giáo, Santa Bárbara là vị thánh bảo trợ của thợ mỏ và tất cả những người làm việc với lửa. Thế nhưng, bức tượng của thánh nữ lại không thể tránh khỏi tổn thương trong quá trình phục chế.
Hình ảnh được đề cập là tác phẩm điêu khắc cao 1,73m đặt trên bàn thờ chính của một nhà thờ ở Brazil. Bức tượng được khôi phục vào năm 2011 cho các Lễ hội Santa Barbara Day.
Mặc dù kết quả gây sốc cho hầu hết mọi người, những người chịu trách nhiệm phục chế trong 6 tháng vẫn tuyên bố bức tượng giống với tác phẩm điêu khắc nguyên bản.
Trần nhà nguyện Sistina
Trần nhà nguyện Sistina là một kiệt tác được thực hiện bởi Michelangelo từ năm 1508 đến năm 1512. Đây được xem là tác phẩm nền tảng của nghệ thuật thời kỳ Phục hưng. Bản thân việc phục hồi các bức bích họa của công trình này cũng là một trong những hoạt động trùng tu quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Song tranh cãi xảy ra khi nhiều phần của tác phẩm vĩ đại bị biến đổi quá lớn so với phiên bản gốc, thậm chí là hư hại nghiêm trọng như trường hợp làm mất đôi mắt của Jesse.
Điều này xảy ra vì những người phục chế đã loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên các bức bích họa, cuối cùng chạm tới các lớp sâu hơn bên trong, làm thay đổi quá trình sửa chữa do chính Michelangelo thực hiện nhiều thế kỷ trước.
Nguyễn Hiếu(Theo Daily Art, Britannica)
Trùng tu Chùa Cầu: Cạo trọc rồi đội tóc giả?Cần chống sốc cho cộng đồng. Đó là ý kiến của bà Phạm Thị Thanh Hường - Trưởng ban Khoa học văn hóa (Văn phòng UNESCO tại Việt Nam) khi phương án hạ giải di tích Chùa Cầu để trùng tu được đưa ra.Phạt Tiktoker nói “Sài Gòn lại nhiều trộm cắp” 7,5 triệu đồng2025-01-18 20:18
'Ông có kiểm tra giường ngủ của học trò'?2025-01-18 19:38
Nam sinh thanh lịch nhảy cầu tự vẫn2025-01-18 19:13
Học làm vườn trong… trường mẫu giáo2025-01-18 19:06
Cửa hậu xe tải mở, hất bay người đi xe máy2025-01-18 18:38
Diễn viên Quốc Tuấn từ chối nhận tiền ủng hộ cho con trai2025-01-18 18:23
Hoa hậu Đại dương: Đặng Thu Thảo đòi trả danh hiệu vì ‘hữu danh vô thực’2025-01-18 18:08
Đặt cược Hà Thu lên ngôi Miss Earth 20172025-01-18 18:08
Nhận định, soi kèo Al Okhdood vs Al Fayha, 20h55 ngày 16/1: Cửa dưới thắng thế2025-01-18 17:51
Maya: Maya doạ kể hết kỉ niệm với chồng Tâm Tít cho cả thiên hạ biết2025-01-18 17:50
Tàu ngầm bỏ túi Nhật dùng đánh úp Trân Châu Cảng2025-01-18 20:21
Lỗi giao dịch khiến Bitcoin tụt giá khủng khiếp2025-01-18 20:13
Vụ bắt TikToker Mr Pips: Cảnh sát gọi cho nạn nhân lại bị nghĩ là lừa đảo2025-01-18 19:57
Nổ khí gas kinh hoàng, người dân hoảng loạn2025-01-18 19:55
Sự 'biến mất' kỳ lạ của Á hậu Ngọc Oanh sau 21 năm tham gia Hoa hậu Việt Nam2025-01-18 18:32
Duy Phương: 'Muốn chết ngay khi Lê Giang nói tôi bạo hành' 232025-01-18 18:27
Đua tới trường chuyên2025-01-18 18:26
Quà bất ngờ Hoài Linh dành cho Siu Black2025-01-18 18:20
Kết quả Lexus Challenge 2019: Trần Lê Duy Nhất vô địch2025-01-18 18:13
Trẻ thành thị và nguy cơ “tây hóa”2025-01-18 17:42