Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2023,ĩnhPhúcđẩymạnhgiảipháppháttriểnliênkếtvùngkinhtếkèo chấp là gì tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 6/2/2024.
Trong năm 2024, UBND tỉnh Vĩnh Phúc điều chỉnh cục bộ 3 quy hoạch phân khu A5, C2, A4 làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh cục bộ 23 đồ án quy hoạch đô thị.
Địa phương đang triển khai điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch chung đô thị Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2040 - tỷ lệ 1/10.000; quy hoạch chung thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo đến năm 2030; quy hoạch chung đô thị Liên Châu, huyện Yên Lạc; quy hoạch chung thành phố Phúc Yên…
Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp trực tiếp với tỉnh Thái nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ và TP Hà Nội.
Để tạo liên kết vùng có tính chất lan tỏa, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, Vĩnh Phúc tập trung ưu tiên đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm như dự án hạ tầng giao thông kết nối Vùng Thủ đô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; mở rộng đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh; đường song song đường sắt Hà Nội - Lào Cai, tuyến phía Bắc; dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc đã phối hợp với tỉnh Phú Thọ hoàn thành xây dựng cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô kết nối hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ; ký thỏa thuận với tỉnh Tuyên Quang triển khai các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối hai tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang như Quốc lộ 2C, Quốc lộ 2D...
Hiện tại tỉnh đang triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc nhằm kết nối với tỉnh Thái Nguyên. Địa phương đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường trục trung tâm Khu đô thị mới Mê Linh kết nối Vĩnh Phúc với TP Hà Nội; triển khai các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến giao thông kết nối từ đê tả sông Hồng đến cầu Vân Phúc, từng bước hoàn thiện tuyến đường Vĩnh Yên - Phú Xuyên theo Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc chủ động huy động tối đa các nguồn lực, kết hợp nguồn vốn giữa Trung ương và địa phương, tranh thủ nguồn vốn vay viện trợ để triển khai các dự án có tính đột phá tạo ra liên kết vùng trên địa bàn tỉnh.
Một số dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh được triển khai như dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB); dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - dự án thành phần tỉnh Vĩnh Phúc, vay vốn ADB; dự án Cầu Đầm Vạc, vay vốn OFID; dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Vĩnh Phúc; dự án Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc…
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên kết phát triển vùng, Vĩnh Phúc chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thực hiện kế hoạch quy hoạch vùng trên tinh thần "thông thoáng về chính sách, thông suốt về hạ tầng và thông minh về quản trị".
Vĩnh Phúc ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa lớn, có tính kết nối quốc tế, liên vùng; tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút FDI, nhất là các nhà đầu tư công nghệ; phát triển các dự án hạ tầng giao thông của vùng và liên vùng; đẩy mạnh các hoạt động liên kết phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên cho giao thông; đẩy mạnh liên kết các chuỗi đô thị, chuỗi cung ứng, logistics, dịch vụ chất lượng cao.
Minh Tuệ