Ngày 18-3tại Trụ sở Chính phủ,ềmchếlạmphátthểhiệnquacácconsốcụthểu20 mỹ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thườngtrực Chính phủ đã họp trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khaithực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2 về những giải pháp chủ yếu tập trungkiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận hội nghị. Nghị quyết 11 đạt được những kết quảđáng khích lệ
Nhận địnhvề tình hình sau gần 1 tháng triển khai, các thành viên Chính phủ và lãnh đạocác địa phương đều cho rằng, Nghị quyết được ban hành là rất cần thiết, kịpthời, đúng đắn, đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu kiềm chế lạm phát, ổn định kinhtế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Việc triểnkhai khẩn trương và những kết quả tích cực bước đầu trong việc thực hiện Nghịquyết đã tạo ra không khí phấn khởi, niềm tin của toàn xã hội đối với sự lãnhđạo và chỉ đạo điều hành của Đảng và Nhà nước trước những khó khăn thách thức.
Nổi bật lànền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kích lệ như tăng trưởng GDPquý 1 đạt gần 5,5%, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 14,7%, xuất khẩu tăng31%, dịch vụ tăng 6,2%, thu ngân sách tăng 17,6%, tổng dự nợ tín dụng tăng3,68% và tổng phương tiện thanh toán tăng 1,7%, lãi suất huy động giảm từ16-17% giảm xuống 13-14%...
Hoạt độngkinh doanh thu đổi ngoại tệ bước đầu đã lập lại trật tự theo quy định của phápluật, trong đó kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do được xóa bỏ đồng thờivới việc điều chỉnh linh hoạt tỷ giá đã có tác dụng tích cực. Số ngoại tệ thuđổi, gửi tại các ngân hàng thương mại tăng nhanh. Tỷ giá giao dịch ổn định hơnvà giảm nhiều so với trước. Thị trường mua bán vàng miếng đang dần vào ổn địnhtrở lại với giá giảm so với trước và dao động theo giá vàng thế giới.
Việc ràsoát, cắt giảm đầu tư công được các Bộ, ngành và địa phương triển khai quyếtliệt, đạt được những kết quả tích cực như thành phố Hà Nội cắt giảm chi tiêucông 280 tỷ đồng, dừng mua sắm 88 tỷ đồng và giảm đầu tư công hơn 700 tỷ đồng;thành phố Hải Phòng tiết kiệm chi hơn 37 tỷ đồng, dừng mua sắm trên 20 tỷ đồng,đình giãn các dự án với số tiền 153 tỷ đồng; thành phố Cần Thơ tiết kiệm chi 45tỷ đồng...
Bên cạnhnhững kết quả bước đầu đạt được, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, trongquá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cũng còn một số tồn tại hạn chế nhưcông tác phổ biến, tuyên truyền và giải thích rõ về các chính sách mới, nhất làcác giải pháp tăng cường quản lý ngoại tệ và vàng chưa đáp ứng được yêu cầu gâytác động tâm lý không tốt đối với một bộ phận dân cư trong xã hội.
Bên cạnhđó, việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giải pháp tăng cường quản lý ngoạitệ và vàng chưa chủ động, trong đó việc cấm thu đổi ngoại tệ tại thị trường tựdo là đúng nhưng chưa có chuẩn bị tốt để các ngân hàng thương mại đáp ứng nhucầu ngoại tệ chính đáng của người dân và nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu của doanhnghiệp... Tình hình lạm phát cao đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, đưalãi suất lên cao gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư làm giảm tốc độtăng trưởng của nền kinh tế.
Trên tinhthần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị, các Bộ, ngành và địa phương tiếptục tăng cường công tác tuyên truyền Nghị quyết 11, tăng cường kiểm soát tổngdư nợ tín dụng, kiên quyết xóa bỏ kinh doanh ngoại tệ trái phép, đẩy mạnh xuấtkhẩu, cắt giảm đầu tư công, thực hiện tốt quy định tiết kiệm 10% chi thườngxuyên, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội...
Tiết kiệm và cắt giảm đầu tư bằngcon số cụ thể
Kết luậncuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương và đánh giá cao tinh thần triểnkhai Nghị quyết 11 rất tích cực, khẩn trương, nghiêm túc của các Bộ, ngành vàđịa phương bằng các chương trình, hành động kế hoạch cụ thể, trong đó có nhiềuđịa phương có cách làm riêng đạt được những kết quả đáng trân trọng.
Thủ tướngđề nghị các bộ, ngành tiếp thu những kiến nghị của các địa phương về tình trạngthiếu điện, ưu tiên phát triển nông nghiệp, xử lý vốn cho các công trình đangxây dựng, quản lý ngoại hối... để tập trung tháo gỡ nhằm triển khai Nghị quyết11 đạt hiệu quả cao nhất.
Nhấn mạnhtrong quý 1 và thời gian tới tình hình thế giới vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phứctạp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương phải hết sứccố gắng khắc phục những khó khăn, thách thức, phát huy những lợi thế để tiếptục đưa đất nước phát triển.
Các Bộ,ngành và địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác quán triệt, triển khai Nghịquyết 11 của Chính phủ và Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị bằng những kếhoạch, hành động cụ thể với những con số báo cáo cụ thể.
Trước hếtlà các Bộ, ngành và địa phương phải tập trung tháo gỡ khó khăn duy trì sản xuấtkinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của từng sản phẩm và nền kinh tế, trong đóquan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho xuất khẩu và kiểmsoát nhập khẩu.
Thủ tướngcũng yêu cầu các địa phương ưu tiên vốn và đảm bảo cung cấp đủ điện cho sảnxuất nông nghiệp, trong đó chú trọng các sản phẩm có thị trường xuất khẩu, đồngthời rà soát đầu tư công và kiểm soát chặt chẽ giá cả.
Về kiểmsoát lạm phát, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm soát tổngdư nợ tín dụng, giảm cung tiền để giảm tổng phương tiện thanh toán, giảm tổngcầu để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20% chủ yếu tậptrung cho sản xuất gắn với đó là kiểm soát lãi suất huy động và cho vay phùhợp. Kiên quyết xóa bỏ kinh doanh ngoại tệ trái phép và đảm bảo cân đối ngoạitệ cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và nhu cầu ngoại tệ chính đángcủa người dân....
Thủ tướngđề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính sớm công bố cụ thể con số giảmđầu tư công và tiết kiệm chi 10% của các Bộ, ngành và địa phương. Bộ CôngThương kiểm soát chặt chẽ tình hình cung cấp điện nhằm hạn chế thấp nhất khókhăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời thực hiện giá xăng dầutheo cơ chế thị trường đi liền với đó là kiểm soát chặt chẽ về giá.
Trong bốicảnh khó khăn, Thủ tướng đặc biệt lưu ý các bộ, ngành và địa phương quan tâmchăm lo đời sống nhân dân và công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Đồngthời hết sức quan tâm tới công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó tập trungvào tuyên truyền về chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá, thị trường vàng… đểngười dân hiểu rõ, hiểu đúng; tránh sự phân tâm và suy diễn nhằm động viên cáctầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện các chủtrương, giải pháp, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đềra.
Theo TTXVN