TheễnthôngHànQuốcpháthếbếtắcthuêbaoGbằngdịchvụkết quả giải vô địch quốc gia tây ban nhao công ty theo dõi thị trường FnGuide, lợi nhuận hoạt động của SK Telecom, KT và LG Uplus được dự đoán đạt 1,23 nghìn tỷ won trong quý III, tăng 14,7% so với một năm trước đó.
Các nhà phân tích ước tính lợi nhuận hoạt động của KT trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 sẽ đạt 454,9 tỷ won, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
SK Telecom có thể công bố lợi nhuận hoạt động 525,1 tỷ won, cho thấy mức tăng trưởng 5,5% trong cùng kỳ.
Lợi nhuận hoạt động của LG Uplus được dự đoán giảm nhẹ 0,8% xuống còn 252,3 tỷ won, do chi phí khấu hao liên quan đến một hệ thống công nghệ thông tin tích hợp mới đã được hạch toán từ năm ngoái.
Cải thiện trong hoạt động của cả ba nhà mạng là do nỗ lực chuyển đổi sang các mảng kinh doanh mới, bất chấp thế bế tắc trong tăng trưởng thuê bao 5G.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin, số thuê bao 5G tại Hàn Quốc đạt 33,85 triệu thuê bao, chiếm 65,4% dân số. Số lượng thuê bao 5G tăng 1,3% từ tháng 7 đến tháng 8/2023, nhưng giảm xuống còn 0,7% từ tháng 4 đến tháng 5 năm nay.
Trong bối cảnh đó, ba công ty viễn thông lớn đã và đang tìm kiếm những cơ hội mới trong các dịch vụ AI.
Theo SK Telecom, công ty sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh SK AI vào ngày 4/11 để khám phá các ý tưởng mở rộng hệ sinh thái AI.
Chủ tịch OpenAI Greg Brockman, Phó Chủ tịch điều hành Microsoft Rani Borkar và một số chuyên gia trong ngành AI sẽ đến Hàn Quốc tham dự diễn đàn. Tại đây, CEO SK Telecom Ryu Young-sang và CEO SK hynix Kwak Noh-jung sẽ trình bày chiến lược AI, cũng như cập nhật tình hình phát triển sản phẩm của tập đoàn.
Gần đây, SK Telecom đã tập trung nguồn lực vào các dịch vụ AI, ký kết hợp tác với các công ty AI toàn cầu.
Vào tháng 6, SK Telecom đầu tư 10 triệu USD vào công ty công cụ tìm kiếm AI Perplexity của Mỹ để nâng cấp trợ lý cá nhân AI A. (A Dot).
Vào tháng 7, nhà mạng “rót” 200 triệu USD vào công ty SMART Global Holdings của Mỹ để nhảy vào lĩnh vực kinh doanh giải pháp trung tâm dữ liệu và nhà máy AI đầu cuối.
Để mở rộng cơ sở hạ tầng trong nước và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ AI, SK Telecom có kế hoạch đưa bộ xử lý AI H100 của Nvidia vào trung tâm dữ liệu cuối năm nay.
"Trước khi nâng cấp, A Dot có 340.000 người dùng hoạt động hàng ngày, nhưng đã tăng lên trung bình 490.000 vào tháng 9 và công ty hiện đang xem xét mô hình thuê bao trả phí", nhà phân tích Kim Hyun-yong của Hyundai Motor Securities cho biết. "Trung tâm dữ liệu AI có tiềm năng lớn nhất để mở rộng kinh doanh, không chỉ thông qua đầu tư vào các công ty toàn cầu mà còn bằng cách tạo ra sức mạnh tổng hợp với các công ty SK liên kết".
KT cũng đang tìm cách chuyển mình từ một nhà mạng di động thành một công ty công nghệ truyền thông AI.
Gần đây, hãng viễn thông công bố quan hệ đối tác chiến lược với Microsoft, hứa hẹn sẽ đầu tư khoảng 2,4 nghìn tỷ won trong 5 năm tới vào AI và các dịch vụ đám mây.
Đến quý II năm sau, KT dự định hoàn thành việc phát triển mô hình ngôn ngữ lớn dành riêng cho Hàn Quốc dựa trên GPT-4o và cung cấp các giải pháp AI phù hợp với khu vực công và tài chính bằng cách sử dụng mô hình ngôn ngữ quy mô nhỏ hơn, Phi 3.5.
KT và Microsoft sẽ thành lập công ty chuyên cung cấp dịch vụ chuyển đổi AI cho doanh nghiệp.
Liên doanh sẽ cung cấp dịch vụ một cửa cho các doanh nghiệp, giúp họ xây dựng môi trường AI bằng cách tận dụng năng lực công nghệ thông tin của KT và nền tảng đám mây AI của Microsoft.
Bắt đầu từ Hàn Quốc, họ có kế hoạch mở rộng hoạt động sang các thị trường châu Á và toàn cầu khác.
LG Uplus cũng đang chuẩn bị tung ra các dịch vụ AI dựa trên mô hình ixi của riêng mình.
Công ty hiện đang trong giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị ra mắt dịch vụ trợ lý cá nhân ixi-O AI vào cuối tháng 10.
Ban đầu, dịch vụ sẽ dành cho người dùng iPhone. Tùy thuộc vào phản hồi của khách hàng mà xem xét mở rộng sang Android hay không.
(Theo Korea Times, Yonhap)