Ngày kết hôn trọng đại,ờiđiểmcầnsuynghĩnghiêmtúcvềtươty le keo truc tuyen ngày con vào lớp một, ngày mấp mé tuổi về hưu... là những thời khắc quan trọng bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống tương lai.
Cuộc sống hiện đại, con người có xu hướng tận hưởng nhiều hơn tiết kiệm. Nhưng có vài mốc son trong đời, cuộc sống của bạn gắn liền với trách nhiệm: xây đắp gia đình cùng bạn đời, nuôi nấng con cái ăn học, bảo vệ bản thân tuổi về hưu… Chênh vênh đứng giữa ngã rẽ cuộc đời, bạn sẽ phải chuẩn bị cả tài chính lẫn tinh thần để đủ sức gánh vác trách nhiệm này.
Ngày kết hôn trọng đại
Nhiều người thừa nhận rằng, cuộc sống độc thân vui vẻ của họ đảo lộn ngay sau lễ kết hôn. Lần đầu tiên trong đời, các cô dâu chú rể bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về trang mới của cuộc sống, gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ vun đắp tổ ấm mới, nội ngoại hai bên và cả những đứa con sẽ chào đời
Ảnh Sun Life Việt Nam |
Với Mai Trang (27 tuổi, Hà Nội), áp lực về ngày cưới hoàn hảo vừa lòng quan khách hai họ không lớn bằng gánh nặng sắp làm vợ, làm mẹ. Sự thực là sau lễ cưới tốn kém nửa tỷ đồng, Trang phải bỏ dần thói quen mua sắm hàng hiệu, về sớm nấu cơm thay vì ăn nhà hàng sang chảnh. Nuôi con sẽ tiêu tốn khoản chi phí khổng lồ cả về mặt tài chính lẫn thời gian. Hai vợ chồng son bớt lãng mạn như hồi mới yêu, sống thực tế, nghĩ đến tiết kiệm, đặt mục tiêu sang năm mua nhà ra ở riêng rồi mới bắt đầu có em bé.
“Làm thế nào để hôn nhân viên mãn” cũng là câu hỏi hóc búa mà nhiều người đang tìm kiếm. Song có lẽ phải mất nhiều năm các cặp cô dâu chú rể tập sự mới tìm ra đáp án. Theo kinh nghiệm của Mai Trang, hầu hết các cặp vợ chồng đều trải qua khủng hoảng hôn nhân 2-3 năm đầu sau cưới. Bất đồng quan điểm sống có thể dẫn đến đổ vỡ, còn vấn đề tài chính sẽ khiến hôn nhân ngộp thở. Do đó, tiết kiệm một chút, yêu thương nhiều hơn sẽ giúp cân bằng được hạnh phúc. Chẳng phải cuộc sống sẽ tươi sáng hơn khi bạn đủ kiên cường để mãi yêu thương và vun đắp cho tổ ấm của mình.
Ngày đưa con vào lớp một
Vào lớp một là bước ngoặt lớn của cả con cái lẫn cha mẹ. Ngày đầu tiên đi học sẽ để lại dấu ấn khó quên trong tâm thức con trẻ cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, có một hiện tượng gọi là “sốc khi vào lớp một”, do môi trường học tập mới lạ lẫm và khắc nghiệt hơn mầm non. Hiện tượng này cũng xảy ra với các ông bố bà mẹ trẻ lần đầu làm phụ huynh đứa con 7 tuổi.
Trên thực tế, nuôi một em bé nhũ nhi mới chào đời không tốn kém và đau đầu như đứa trẻ sắp vào tiểu học. Cứ đến tháng 8 hàng năm, các bậc phụ huynh lại nhấp nhổm lên kế hoạch chạy “marathon” tìm trường cho con vào lớp một. Sau đó là bắt đầu chuỗi ngày sáng đi làm, tối kèm con học đến khi thi vào cấp ba. Cùng với đó là nỗi lo tích góp tài chính cho con tương lai tươi sáng sau này, chuyển cấp vào trường tốt nhất hoặc có điều kiện hơn thì du học trời Tây.
Ảnh Sun Life Việt Nam |
Chị Lan Anh (34 tuổi, TP HCM) cho biết, giáo dục con cái chính là yếu tố vợ chồng chị ưu tiên hàng đầu. Anh chị không chỉ cho con học trường quốc tế để tiếp cận môi trường giáo dục mở, mà đồng thời, còn tích góp cho con du học từ bây giờ bằng cách gửi bảo hiểm giáo dục SunLife, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo tương lai học vấn của bé nếu chẳng may bố mẹ có chuyện gì.
Theo chị, cha mẹ nào cũng mong muốn mang điều tốt nhất đến con cái. Chẳng phải cuộc sống của con sẽ tươi sáng hơn khi con được thỏa sức khám phá và trải nghiệm biết bao điều tuyệt diệu phía trước. Con cứ mặc sức vui chơi và học tập, thế giới này đã có ba mẹ lo!
Ngày ngấp nghé tuổi về hưu
Mỗi người có một kế hoạch khác nhau khi đến tuổi về hưu. Các dự định đó không nằm ngoài mong muốn được tận hưởng cuộc sống yên bình, dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè và thực hiện những ước mơ ấp ủ từ lâu. Tuy nhiên, không phải ai về hưu cũng dư dả hay nhờ vả được con cái.
Không ít bậc lão niên cho biết, họ phải đối mặt với cảm xúc thẫn thờ sau ngày đầu nghỉ việc. Tiếp theo đó là chuỗi ngày lên phường nhận lương hưu, sống chắt bóp sao cho vừa đủ với khoản thu nhập ít ỏi này. Tại Việt Nam, một khảo sát cho thấy có đến 95% người được hỏi bày tỏ lo lắng về cuộc sống nghèo khó, không đủ tiền trang trải khi về hưu. Những công chức lương khá quen cách chi tiêu 70-80% thu nhập mỗi tháng, nay cũng không thể giữ nếp sống hưởng thụ sau tuổi 55-60.
Ảnh Sun Life Việt Nam |
Ở tuổi ngũ tuần, ông Tiến Thành (Hà Nội) chọn cách làm khác để có thể sống an yên đến già. Ngoài bảo hiểm xã hội, ông Thành hưởng ứng thêm quỹ hưu trí tự nguyện mà công ty ông đang hợp tác với Sun Life. Ông Thành tính toán, mỗi tháng tuy phải đóng thêm một khoản tiền, nhưng lại được miễn giảm không ít thuế thu nhập cá nhân. Nếu không có gì thay đổi, ông Thành có thể nhận 80% lương hiện giờ trong suốt 15 năm về hưu, thậm chí tự tin xin về hưu sớm đi du lịch đó đây cùng vợ.
“Chẳng phải cuộc sống sẽ tươi sáng hơn khi nghỉ hưu không phải là kết thúc, mà là chương mới của hạnh phúc. Cuộc sống tươi đẹp hơn khi ta biết tận hưởng từng khoảnh khắc còn lại của cuộc đời”, ông Thành chiêm nghiệm khi lên kế hoạch sống an vui sau tuổi 60.
Tìm hiểu thêm tại đây.
Lệ Thanh