Đẩy mạnh dịch vụ hành chính công 3 cấp tại cơ sở là giải pháp cần tuyên truyền,ìnhDươngtiếptụcbứtphávềcảicáchhànhchíbóng da wap chú trọng để người dân biết và thực hiện. Trong ảnh: Nhân viên bưu điện tiếp nhận hồ sơ của người dân tại UBND phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một.
Từ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp các ngành, địa phương đã chủ động tham mưu và đề xuất nhiều giải pháp đột phá để triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của công tác CCHC. Kết quả đạt được trong công tác CCHC năm 2019 và cả giai đoạn 2016-2019 của tỉnh là khá toàn diện, đã tác động tích cực vào hoạt động quản lý điều hành, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp; ổn định, tăng trưởng kinh tế của tỉnh, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều khởi sắc và nhận được sự tin tưởng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp vào chính quyền. Có được kết quả đó là nhờ tỉnh đã chú trọng công tác tuyên truyền về CCHC. Thông qua các kênh thông tin tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa của CCHC và lợi ích CCHC mang lại.
UBND tỉnh chú trọng cải cách thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ, bảo đảm trình tự, thủ tục, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản theo quy định của pháp luật. Các hoạt động về kiểm soát, đánh giá thủtục hành chính (TTHC) được thực hiện thường xuyên. Qua đó đã kiến nghị cấp có thẩm quyền đơn giản hóa, cắt giảm hoặc bãi bỏ các TTHC không thật sự cần thiết, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Các TTHC sau khi công bố được công khai, minh bạch về thành phần hồ sơ, quy trình giải quyết, phí, lệ phí và thời gian giải quyết... đã tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai toàn diện, đồng bộ ở cả 3 cấp chính quyền.
Nhìn chung, chất lượng và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao. Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính tiếp tục được đẩy mạnh; khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh đã được xây dựng và đưa vào vận hành bảo đảm sự gắn kết và phù hợp với Đề án xây dựng thành phố thông minh Bình Dương…
Để hoàn thành tốt công tác CCHC năm 2020, góp phần hoàn thành mục tiêu Kế hoạch CCHC Nhà nước giai đoạn 2016-2020 của UBND tỉnh, các ngành các cấp cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, như: Tiếp tục triển khai thực hiện việc xây dựng, góp ý, thẩm định, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thiện hệ thống pháp luật của tỉnh; rà soát, đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là lĩnh vực đầu tư, thành lập doanh nghiệp, đất đai, môi trường, xây dựng, thuế, hải quan; loại bỏ những TTHC phức tạp, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức; công bố công khai, kịp thời, đầy đủ TTHC theo quy định; thực hiện tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định TTHC.
Cùng với đó các ngành, các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền về CCHC, trong đó tập trung tuyên truyền về quy trình, cách thức thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích để người dân biết thực hiện; mở rộng triển khai thí điểm thành lập trung tâm hành chính công cấp huyện, đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa cấp xã tăng số TTHC liên thông trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là liên thông đến cấp xã; rà soát chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, bảo đảm không chồng chéo nhiệm vụ theo đúng quy định của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25- 10-2017 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII của Đảng về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, triển khai tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý; tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, cổ phần hóa đối với doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh theo lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Một giải pháp nữa là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; tiếp tục triển khai hiệu quả các phần mềm quản lý văn bản, phần mềm một cửa điện tử, phần mềm đánh giá công chức bộ phận một cửa. Bên cạnh đó, cần xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO 9001:2015 trong các cơ quan hành chính Nhà nước; khuyến khích UBND cấp xã xây dựng và áp dụng hệ thống; triển khai xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh và phối hợp điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng quốc gia; tiếp tục triển khai đánh giá xác định Chỉ số CCHC đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
TRẦN KHẮC TUẤN (Sở Nội vụ)