Tính đến tháng 6/2021,âydựngcơsởdữliệuhơngiảiphápcôngnghệhỗtrợhợptácxãhộkinhdoanhchuyểnđổisốfrontale vs cả nước có khoảng 870.00 doanh nghiệp đang hoạt động; hơn 26.000 hợp tác xã và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới trên 94%.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động chuyển đổi số đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng.
Nông nghiệp là một trong lĩnh vực được ưu tiên trong kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số |
Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều cơ sở sản xuất bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vốn sức cạnh tranh thấp ngày càng khó khăn hơn. Do đó, nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các cơ sở sản xuất kinh doanh đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, thích ứng với bối cảnh mới.
Để hỗ trợ cho các đối tượng nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số thông qua chuyển đổi nhận thức, chiến lược của doanh nghiệp.
Chương trình sẽ hỗ trợ số hóa các quy trình hoạt động của doanh nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Tại chương trình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt mục tiêu đến 2025, sẽ có 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Tối thiểu 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được nhận các hỗ trợ từ chương trình như sử dụng công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, tham gia các gói ứng dụng giải pháp công nghệ chuyển đổi số…
Đến 2025, tối thiểu 800 doanh nghiệp, 100 hợp tác xã và 4.000 hộ kinh doanh được hỗ trợ là các thành công điển hình trong chuyển đổi số. Trong đó, ưu tiên trong một số lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo, nông nghiệp, du lịch.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có kế hoạch thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 500 tổ chức, cá nhân tư vấn thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đồng thời, bản đồ hóa và công bố cơ sở dữ liệu gồm tối thiểu 100 giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Để đạt được các mục tiêu này, chương trình đề xuất 7 nhóm hoạt động dự kiến triển khai. Trong đó các bước đầu tiên là xây dựng các tài liệu, công cụ hướng dẫn chuyển đổi số và môi trường số.
Dự kiến thành lập và tổ chức điều phối mạng lưới chuyên gia tư vấn, hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi số cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Chương trình này cũng hướng đến hỗ trợ ứng dụng giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia được hỗ trợ tối đa 50% chi phí ứng dụng các giải pháp trên nền tảng số. Đồng thời, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển giải pháp, nền tảng chuyển đổi số; lựa chọn các giải pháp chuyển đổi số và kết nối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi số.
Duy Vũ
Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia tập trung vào 10 lĩnh vực "nóng"
Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia Viet Solutions 2021 tập trung vào 10 lĩnh vực "nóng" như: y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp... Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng tăng gấp 3 lần năm trước.