Vành đai 4 TPHCM mở cơ hội phát triển cho Đông Nam Bộ và miền Tây_kết quả besiktas

UBND TPHCM vừa có tờ trình gửi Thủ tướng,ànhđaiTPHCMmởcơhộipháttriểnchoĐôngNamBộvàmiềnTâkết quả besiktas Bộ Kế hoạch và Đầu tư về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM. Dự án được kỳ vọng giúp TPHCM kết nối các đô thị vệ tinh với vùng đô thị trọng điểm phía Nam, kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ cùng hành lang xuyên á.

Về phát triển đô thị, Vành đai 4 TPHCM sẽ tạo đà phát triển cho các đô thị vệ tinh trong vùng như Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi (TPHCM), Khu đô thị Đức Hòa, Đức Huệ (tỉnh Long An), thành phố mới và thành phố Thuận An (tỉnh Bình Dương). Các khu vực nông thông như huyện Củ Chi, Nhà Bè (TPHCM), Bến Lức, Cần Giuộc (tỉnh Long An), và các huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, cũng hưởng lợi lớn.

Vành đai 4 TPHCM mở cơ hội phát triển cho Đông Nam Bộ và miền Tây - 1

Điểm đầu của đường Vành đai 4 khi nối từ tỉnh Bình Dương vào TPHCM là đoạn cắt qua bờ sông Sài Gòn (khu vực đường Bàu Lách giao với tỉnh lộ 15, huyện Củ Chi) (Ảnh: Hải Long).

Theo UBND TPHCM, tuyến đường hướng tới mục tiêu phát huy tối đa hiệu quả lợi thế các tỉnh, giảm chi phí logistics, vận tải, thời gian lưu thông của hành khách, hàng hóa. Với việc là cầu nối đối với các cảng hàng hóa, đường Vành đai 4 TPHCM sẽ tạo xung lực rất lớn, thúc đẩy phát triển kinh  tế - xã hội của cả vùng.

Sau khi hoàn thành, đường Vành đai 4 TPHCM cũng hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc tuyến. TPHCM sẽ mở ra được không gian phát triển mới, tạo chuỗi liên kết theo ngành, theo địa phương.

Dự án Vành đai 4 TPHCM cũng góp phần giảm lưu lượng xe lưu thông trong nội thành, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, làm giảm đáng kể nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Với sự tác động lan tỏa, UBND TPHCM nhận định, việc đầu tư dự án là rất cấp thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện tại.

Tổng chiều dài dự án Vành đai 4 TPHCM trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dài 159,31km. Đoạn qua TPHCM dài khoảng 16,7km; qua Bà Rịa - Vũng Tàu 18,23km; qua Đồng Nai hơn 46km; qua Long An khoảng 78,3km.

Vành đai 4 TPHCM mở cơ hội phát triển cho Đông Nam Bộ và miền Tây - 2

Quy hoạch hướng tuyến đường vành đai 4 TPHCM (Đồ họa: Ngà Trịnh).

Theo phương án sơ bộ, mặt cắt ngang của Vành đai 4 TPHCM sau khi hoàn chỉnh rộng 74,5m với 8 làn cao tốc và hệ thống đường song hành. Dự án cũng xây dựng hoàn chỉnh 23 nút giao liên thông và một số điểm ra, vào đường bộ cao tốc.

Đường Vành đai 4 TPHCM có diện tích đất chiếm dụng hơn 1.400ha. Trong đó, TPHCM là hơn 206,5ha; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 146,8ha; tỉnh Đồng Nai khoảng 482,6ha; tỉnh Long An khoảng 579,5ha.

Trong tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, TPHCM dự kiến hoàn thành dự án Vành đai 4 từ nay đến năm 2028. Năm 2024-2026 là giai đoạn cho công tác chuẩn bị, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; từ năm 2026 đến năm 2028, dự án bắt đầu khởi công xây dựng và hoàn thành.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Khai mạc giải marathon Hành trình về Làng Sen 2024
下一篇:Viễn thông kiếm về 5 tỷ đô, lương bình quân CNTT gần 7.000 đô la Mỹ