PhongThuyBetPhongThuyBet

Nỗ lực để người có công, hộ nghèo đón Tết trong nhà mới_keonhacai5

Vừa qua,ỗlựcđểngườicócônghộnghèođónTếttrongnhàmớkeonhacai5 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025.

Theo quyết định này, các hộ gia đình có công với cách mạng có đủ tiêu chí sẽ được hỗ trợ 60 triệu đồng nếu xây nhà mới và 30 triệu đồng cho việc cải tạo, sửa chữa nhà.

Nỗ lực vì người có công, hộ nghèo

Trước khi Chính phủ ban hành Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg, Bộ LĐ-TB&XH luôn giữ vai trò quan trọng trong việc tham mưu chiến lược cho Chính phủ trong lĩnh vực an sinh xã hội.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, Bộ LĐ-TB&XH cùng với các cơ quan liên quan đã nhạy bén tham mưu, đề xuất Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai chương trình.

Nỗ lực để người có công, hộ nghèo đón Tết trong nhà mới - 1

Theo Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg, người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng khi xây nhà mới (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Ngày 22/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg, chính thức thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc.

Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động, đồng thời huy động nguồn lực nội bộ để đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Ngành LĐ-TB&XH đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa Ban Chỉ đạo và các cơ quan, địa phương, đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc.

Bộ LĐ-TB&XH cũng chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch tổng thể và trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các địa phương để rà soát, xác định các hộ gia đình có nhu cầu cấp bách về nhà ở, đảm bảo không bỏ sót đối tượng, không trùng lắp gây thất thoát, lãng phí.

Bên cạnh đó, Bộ đã đưa ra các giải pháp đa dạng để đáp ứng nhu cầu của từng địa phương, bao gồm hỗ trợ tài chính, cung cấp vật liệu xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật, đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân. Việc này không chỉ giúp giảm bớt áp lực tài chính lên ngân sách nhà nước mà còn tạo ra một phong trào cộng đồng mạnh mẽ trong việc hỗ trợ những đối tượng yếu thế.

Sau khi Chính phủ ban hành quyết định về mức hỗ trợ, cải tạo và sửa chữa nhà ở các gia đình người có công, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng tích cực tham gia kiểm tra, đánh giá việc triển khai xây dựng các mẫu nhà theo quy định tại Nghị định 131/2022/NĐ-CP.

Chỉ đạo các địa phương rà soát việc triển khai xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu 3 cứng, phù hợp với điều kiện, đặc thù của từng vùng, miền.

Để đưa chính sách hỗ trợ nhà ở đến gần hơn với người dân, Bộ LĐ-TB&XH đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định 21/2024/QĐ-TTg đến từng địa phương và từng hộ gia đình.

Bộ LĐ-TB&XH, với vai trò tham mưu chiến lược, đang nỗ lực hết mình để đảm bảo hàng trăm nghìn người có công, hộ nghèo sẽ được đón Tết trong những ngôi nhà mới, an toàn, ấm cúng.

Gần 154.000 ngôi nhà tạm, dột nát cần sự chung tay của cộng đồng

Những năm qua, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công và các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các chương trình này đã giúp khoảng 340.000 hộ người có công và hơn 800.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo có được nơi ở ổn định, an toàn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB&XH, thống kê từ các tỉnh, thành phố, dựa trên tiêu chí do Bộ Xây dựng quy định, hiện cả nước vẫn còn 153.881 căn nhà tạm và nhà dột nát cần hỗ trợ.

Trong số đó, 106.967 căn cần xây mới, bao gồm 68.565 hộ nghèo và 38.402 hộ cận nghèo, cùng với 46.914 căn nhà cần sửa chữa, trong đó 27.188 hộ nghèo và 19.726 hộ cận nghèo.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, để hoàn thành mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm và nhà dột nát cho các hộ nghèo và cận nghèo, cần huy động thêm khoảng trên 6.522 tỷ đồng.

Trong đó, hỗ trợ nhà ở cho người có công là một trong ba mục tiêu trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, yêu cầu phải hoàn thành trong năm 2025, khi phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc.

Nỗ lực để người có công, hộ nghèo đón Tết trong nhà mới - 2

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm hỏi gia đình mất người thân, nhà bị vùi lấp sau cơn bão số 3 (Ảnh: Thành Đông).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thể hiện quyết tâm cao và coi việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Từ lời kêu gọi của người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã đề xuất 3 phương pháp, cách làm mới đột phá nhằm giải quyết triệt để vấn đề nhà ở tạm bợ và dột nát trên toàn quốc.

Trước hết, theo Bộ trưởng, cả nước phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường của các địa phương. Các tỉnh thành được chia làm 4 nhóm, nhóm kinh tế phát triển sẽ tự đảm đương việc xóa nhà tạm trên địa bàn, nhóm địa phương khó khăn, nhóm tỉnh nghèo... thì có cơ chế huy động và hỗ trợ phù hợp để thực hiện nhiệm vụ.

Thứ hai, ông đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên năm 2024 của ngân sách địa phương và Trung ương cùng với nguồn lực xã hội hóa để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo cách vừa phân công, vừa giao chỉ tiêu hỗ trợ theo địa chỉ, để các địa phương có điều kiện hỗ trợ các địa phương khác.

Chính phủ vận động và phân công các Bộ, cơ quan, ngân hàng, doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương khó khăn, địa phương nghèo.

Nỗ lực để người có công, hộ nghèo đón Tết trong nhà mới - 3

Bộ LĐ-TB&XH trao hỗ trợ thân nhân liệt sĩ mất nhà do bão số 3 (Ảnh: Thành Đông).

Thứ 3, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH đề xuất huy động sự chung tay góp sức, đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, lan tỏa rộng khắp trong xã hội, cộng đồng cho chương trình này.

Ông nhấn mạnh tinh thần "ai có gì góp đó, người góp sức, người góp của, không kể ít nhiều, miễn là cùng đi chung trên một con đường, một mục tiêu cao cả và thiêng liêng là "Mái ấm cho đồng bào tôi".

Với tư duy mới, cách làm mới, Bộ trưởng khẳng định, từng đồng tiền huy động sẽ đến tay người nghèo, đối tượng được hỗ trợ.

Hưởng ứng mục tiêu của Chính phủ và lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, báo Dân trí(cơ quan ngôn luận của Bộ LĐ-TB&XH) đã triển khai chương trình xây dựng 100 căn nhà nhân ái dành tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo không có khả năng lao động trên cả nước. 

Theo kế hoạch năm 2024, sẽ xóa 50 căn nhà tạm, nhà dột nát và 50 căn nhà dột nát, nhà tạm còn lại sẽ được thực hiện xóa trong năm 2025. Mỗi hộ gia đình sẽ được hỗ trợ tối thiểu 50 triệu đồng từ nguồn tiền ủng hộ của bạn đọc, mạnh thường quân trong và ngoài nước.

Tuy vậy, đến nay chương trình đã vượt mục tiêu 50 căn nhà nhân ái của năm 2024.

Cụ thể, ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã hoàn thành 15 căn, đang xây dựng 10 căn; khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã hoàn thành 8 căn, chuẩn bị khởi công 7 căn; hoàn thành 6 căn tại Sơn La, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ; đang thi công 10 căn tại xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; chuẩn bị khởi công 7 căn tại Lào Cai và 8 căn tại Lục Yên, Yên Bái.

赞(751)
未经允许不得转载:>PhongThuyBet » Nỗ lực để người có công, hộ nghèo đón Tết trong nhà mới_keonhacai5