- Trong hơn 200 trường đại học vừa công khai đội ngũ giảng viên cơ hữu,ảngviênđạihọckhôngđủchuẩntrìnhđộbóng đá kết quả u19 nhiều trường đại học có từ 40% đến 60% giảng viên chưa đủ chuẩn trình độ.
Cử nhân đào tạo cử nhân
Bộ GD-ĐT vừa công bố số liệu về đội ngũ giảng viên cơ hữu thiếu chuẩn của nhiều trường đại học. Số liệu này được công khai trong kết quả thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng cuối tháng 11 vừa qua, do 4 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định sau đợt tuyển sinh 2017.
Theo quy định trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy đại học là thạc sĩ trở lên, trừ một số ngành đặc thù có quy định riêng. Tuy nhiên trong hơn 200 trường đại học được công bố, hầu hết các trường đều tồn tại giảng viên không đủ chuẩn trình độ.
Nhiều trường đại học giữ sinh viên giỏi ở lại trường làm giảng viên (Ảnh:Lê Văn) |
Trường ĐH Võ Trường Toản có tỷ lệ giảng viên không đủ chuẩn trình độ nhiều nhất khi có tời 64% giảng viên cơ hữu có trình độ độ đại học. Theo đó, trong 392 giảng viên của trường này chỉ có 1 GS, 11 PGS, 15 TS, 113 thạc sĩ còn lại 252 giảng viên có trình độ đại học.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 1.214 giảng viên cơ hữu nhưng có tới 538 người chỉ trình độ đại học, chiếm gần 45%. Trường ĐH Phan Châu Trinh là 51% do có tới 39/ 76 giảng viên có trình độ đại học. Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội là 126/ 276 giảng viên tương đương với 46% giảng viên của trường. Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định là 100/ 205 chiếm gần 49%.
Một số trường khác, tỷ lệ này còn tới 30 - 40% như: Trường ĐH Văn Hiến có 127/ 315 giảng viên chiếm tỷ lệ 40%; Trường ĐH Trà Vinh là 340/ 916 giảng viên có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ trên 37%, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng 29%; Trường ĐH Bình Dương 36,5%, Trường ĐH Tây Nguyên 31%, Trường ĐH FPT 35,8%, Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 35%...
Trái ngược với số giảng viên không đủ chuẩn trình độ, số lượng giáo sư, phó giáo sư là giảng viên cơ hữu trong nhiều trường đại học chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều trường đại học không có “bóng dáng” của một giáo sư, phó giáo sư nào như Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Trường ĐH Phan Châu Trinh, Trường ĐH Quảng Nam, Trường ĐH Dân lập Phú Xuân, Trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Kinh tế Nghệ An, Trường ĐH Tài chính Quản trị kinh doanh…
Nhiều lý do
Lý giải về điều này, hiệu trưởng một đại học ở TP.HCM cho rằng “Việc giảng viên không đủ chuẩn trong trường đại học diễn ra từ lâu, chỉ là nay Bộ GD-ĐT yêu cầu thống kê và công khai thì xã hội mới biết”.
“Tại nhiều trường đại học không chỉ tuyển dụng những người học giỏi mà tốt nghiệp khá đã được tuyển dụng. Những người này khi vào trường không tiếp tục học cao học hay nghiên cứu sinh vì nhiều lý do. Mặt khác, một số trường đại học có thói quen giữ sinh viên xuất sắc ở lại làm công tác giáo dục. Để được đứng lớp các sinh viên này phải học cao học hoặc nghiên cứu sinh, chỉ khi có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ họ mới được dạy nên việc tồn đọng đội ngũ giảng viên không đủ chuẩn này không có gì lạ”- ông nói.
Trong khi đó, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng lý giải, một số trường được nâng cấp từ cao đẳng lên vẫn ảnh hưởng của lịch sử để lại nên khá nhiều giảng viên chưa đủ chuẩn. Mặt khác, nhiều trường hiện nay đào tạo cả hệ cao đẳng nên việc tồn đọng giảng viên chưa đủ chuẩn là lẽ đương nhiên.
Ảnh minh họa (Ảnh: Quang Tuấn) |
“Với một số trường có tỷ lệ thực hành nhiều thì đội ngũ cán bộ hướng dẫn thực hành cũng không cần thiết phải có trình độ thạc sỹ trở lên mà chỉ cần có tay nghề cao và có kinh nghiệm thực tế nhiều. Đây là nguyên nhân mà nhiều trường giữ đội ngũ cử nhân lở lại công tác. Nếu trường dùng đội ngũ này dạy lý thuyết hoặc hướng dẫn đề tài, hướng dẫn đồ án thì chưa đảm bảo chất lượng và sai quy định nhưng nếu sử dụng hướng dẫn thực hành thì đảm bảo được” – ông Sơn nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM cho rằng công bố này không thể kết luận được trình độ giảng viên của các trường đại học.
Ông Hà lý giải: Theo quy định giảng viên dạy đại học phải là thạc sĩ, nhưng hiện nay để tuyển được thạc sĩ là vô cùng khó. Nhiều trường có chính sách trải thảm đỏ nhưng thu hút được đội ngũ này. Vì vậy nhiều trường có chính sách nhân sự tuyển sinh viên giỏi hoặc giữ sinh viên giỏi ở lại trường công tác. Sau đó trường cho đội ngũ này đi bồi dưỡng, đi nghiên cứu sinh ở trong nước hoặc nước ngoài để nâng chuẩn. Họ là những người được ở lại trường nên thường có mức độ trung thành cao hơn. Do vậy trường luôn tồn tại tỷ lệ một đội ngũ giảng viên có trình độ cử nhân là điều dễ hiểu.
Mặt khác, theo quy định, giảng viên có trình độ đại học không được dạy lý thuyết, nhưng các trường sẽ tuyển dụng họ để tham gia các công việc thực hành, trợ giảng, hướng dẫn thực tập, dự giờ, đi nghiên cứu… Bản thân những giảng viên từ thạc sĩ trở lên không mặn mà với hướng dẫn sinh viên, trong khi những giảng viên có trình độ cử nhân rất nhiệt tình nên trường rất cần.
Đối với các trường mới được nâng cấp từ cao đẳng lên chưa có thời gian nâng cấp đội ngũ thì cần thời gian để để bồi dưỡng dần.
Hiệu trưởng một đại học ở TP.HCM cho rằng, theo quy định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường được xác định dựa trên các điều kiện trong đó có giảng viên cơ hữu nên các trường đối phó bằng giảng viên cơ hữu.
“Nhiều trường ký đồng loạt hợp đồng lao động cho các giảng viên để nâng số lượng giảng viên cơ hữu. Nên tại nhiều trường có tên mà không lương vì chỉ cần đủ người cơ hữu để được xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Có trường lại dùng mánh khóe để giải quyết vấn đề chỉ tiêu là lấy đội ngũ cao học để kê khai. Sau khi được xác định xong thì “đâu lại vào đấy” nên khi học toàn mời thỉnh giảng hoặc ghép lớp” – ông nói.
Không thể chấp nhận “cơm chấm cơm”
Ông Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) bày tỏ: “Theo Luật giáo dục đại học, người giảng dạy đại học phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Từ năm 1975 đến nay đất nước đã thay đổi và phát triển. Đã đặt ra luật vậy thì cứ theo luật mà áp dụng, không thể chấp nhận phạm luật tràn lan như vậy".
Giảng viên không đủ chuẩn trình độ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo (Ảnh: Quang Đức) |
Ông Sen cho rằng, “đội ngũ giảng viên cơ hữu của một trường đại học phải có ít nhất 70% đến 80% có trình độ thạc sĩ. Trong số này, phải có từ 20-40% là TS, PGS, GS; 20% giảng viên còn lại có thể chấp nhận có trình độ đại học vì đây là lớp trẻ cần để bồi dưỡng, kế cận cho đội ngũ nghỉ hưu”.
Ông Nguyễn Minh Hà cũng cho rằng “đồng ý là các trường sẽ tồn tại một lượng giảng viên có trình độ đại học. Nhưng tỷ lệ này nên nằm trong ngưỡng chấp nhận được từ 15 - 20%. Còn nhiều hơn thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo”.
Tuy nhiên theo ông Phạm Thái Sơn, những trường theo định hướng nghiên cứu, giảng viên có trình độ đại học ảnh hưởng tới việc đào tạo, do vậy điều bắt buộc là phải nâng cấp trình độ giảng viên.
Nhưng với các trường theo hướng ứng dụng vẫn có thể vẫn duy trì một tỷ lệ nhỏ cán bộ kỹ thuật có trình độ kỹ sư, cử nhân. Đặc biệt nếu đội ngũ này từ doanh nghiệp hoặc trong khi liên kết doanh nghiệp đào tạo thì doanh nghiệp chấp nhận đội ngũ này.
Lê Huyền
Đó là nhắn nhủ của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM sáng ngày 20/11.