Nhưng trong cái rủi vẫn có cái may. Đối với một số doanh nhân trẻ,ớistartuptrẻlàmgiàunhưthếnàotừđạidịkết quả bđ đại dịch lại là thời điểm ươm mầm cho những cơ hội mới.
Tại Singapore, những công ty khởi nghiệp (startup) mới nổi ngành thực phẩm, bán lẻ và công nghệ đã và đang nỗ lực để ứng phó với môi trường thay đổi. Hãng tin CNBC đã có cuộc trò chuyện với ba doanh nhân thế hệ 8x để tìm hiểu xem cách họ đang đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, và điều đó có ý nghĩa như thế nào với thế giới hậu Covid-19.
Ươm mầm giữa khủng hoảng
Khi dịch Covid-19 mới bùng phát, nông nghiệp là một trong những ngành bị ảnh hưởng đầu tiên. Nhiều kệ hàng trong siêu thị đã bị vét sạch do người dân lo ngại tình trạng thiếu lương thực trước tình trạng biên giới bị đóng cửa và chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn.
Ngay cả trước thời điểm đại dịch xảy ra, Ben Swan, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành 39 tuổi của Sustenir, startup công nghệ nông nghiệp tại Singapore cho biết, tầm nhìn của công ty là muốn “phát triển một tương lai bền vững” với mô hình trang trại trong đô thị. Cách thức này giúp những nông sản ngoại lai tại Singapore được nuôi trồng ở môi trường có kiểm soát trong nhà.
Ben Swan cho hay, người Singapore đang ngày càng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó, tình trạng đóng cửa biên giới khiến việc nhập khẩu một số loại thực phẩm trở nên khó khăn. Đó cũng là cơ hội để Sustenir đầu tư nâng cao năng suất các sản phẩm của mình.
Theo NBC, do diện tích đất quá khan hiếm nên hiện có chưa đến 10% sản lượng lương thực tại Singapore được sản xuất trong nước. Chính phủ nước này hy vọng sẽ nâng con số đó lên 30% vào năm 2030, thông qua việc nâng cao hiệu suất sử dụng đất và áp dụng công nghệ cao, cũng như đầu tư hơn 215 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp. Điều này có thể giúp nâng tầm các công ty như Sutenir trở thành nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu cho Singapore trong tương lai.
Ben Swan hy vọng mô hình trang trại của anh sẽ có ở bất kỳ tòa nhà nào tại các thành phố lớn trên thế giới, và thậm chí một ngày nào đó, công ty có thể cân nhắc xuất khẩu một số sản phẩm nhất định của mình sang các nước láng giềng.
Đơn giản hóa việc mua sắm
Covid-19 cũng làm thay đổi thói quen mua sắm của con người. Những đợt phong tỏa đã khiến người tiêu dùng và các nhà bán lẻ ý thức hơn về thói quen mua sắm của mình. Đó là môi trường thuận lợi đối với Henry Chan và ứng dụng ShopBack của anh.
Kể từ thời điểm ra mắt vào năm 2014, ShopBack - ứng dụng hoàn lại phần trăm tiền cho mỗi lần mua hàng - đã phát triển ổn định, mang lại 115 triệu USD cho hơn 20 triệu người dùng ở châu Á-Thái Bình Dương. Khi đại dịch xảy ra, ứng dụng này đã nhanh chóng chuyển sang cung cấp các hình thức tiết kiệm mới.
Theo Henry Chan, do Covid-19 thói quen mua sắm của người tiêu dùng có sự dịch chuyển sang các nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như hàng tạp hóa, hay gần đây là các sản phẩm giữ gìn sức khỏe và du lịch trong nước. Nó cũng đồng thời thúc đẩy nhiều nhà bán lẻ niêm yết trên nền tảng số để bù đắp cho doanh số bán hàng thực tế bị giảm sút.
Từ 4-6/2020, ShopBack, được ủy quyền bởi những dịch vụ bán hàng liên kết với ứng dụng ở mỗi giao dịch, đã tăng thêm 500 nhà bán lẻ mới, giúp mở rộng danh sách dịch vụ liên kết với mình lên tới 4.000 thương hiệu, bao gồm cả Amazon, Taobao và Expedia.
Nhà sáng lập 35 tuổi của Shopback cho biết, những đơn vị bán lẻ ngày càng chú ý đến chi phí tiếp thị của mình, và đó là lúc mô hình pay-per-sale (trả tiền cho mỗi lần bán hàng) của anh tạo được sức hút với họ. Điều này được thể hiện qua sự gia tăng số lượng các đơn vị bán hàng tham gia hợp tác với Shopback, và trong nửa đầu năm nay, ứng dụng đã thu về xấp xỉ 1 tỷ USD cho các đối tác của mình.
Những nỗ lực của Snapback đưa nhiều doanh nghiệp lên nền tảng trực tuyến đã giúp đa dạng hóa các kênh bán hàng của họ. Ngay cả trước khi Covid-19 bùng phát, một nghiên cứu của McKinsey năm 2018 cho thấy 92% các doanh nghiệp bán hàng tin rằng họ sẽ phải thay đổi mô hình kinh doanh của mình để phù hợp với thời đại số hóa.
Tạo kết nối trong thời đại mới
Không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình số hóa của nhiều ngành công nghiệp, Covid-19 cũng đồng thời cũng làm bộc lộ những thiếu sót trong cơ sở hạ tầng internet toàn cầu.
Trong 4 năm qua, startup truyền dẫn bằng tia laser Transcelestial đã và đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách trên bằng một giải pháp thay thế hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn cho các dịch vụ internet truyền thống.
Rohit Jha, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Transcelestial, cho biết ở thời điểm hiện tại, gần một nửa dân số trên thế giới vẫn chưa được kết nối internet, và thậm chí không thể kết nối với các mạng di động cơ bản. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, đến cuối 2019, có 3,6 tỷ người, chiếm 46% dân số toàn cầu, vẫn chưa được kết nối với internet.
Sản phẩm hàng đầu của Transcelestialm là thiết bị không dây với tên gọi Centauri sử dụng ánh sáng để truyền dữ liệu internet. Nó được cho là có khả năng phủ sóng lớn hơn nhiều so với cáp quang. Hơn nữa, kích thước của thiết bị rất nhỏ gọn, nặng khoảng 3kg, có thể được lắp đặt dễ dàng trên mặt đất chỉ trong khoảng 10 phút.
Rohit Jha,cho biết phương thức này phù hợp với kế hoạch của Transcelestial trong việc cung cấp các dịch vụ internet tương thích với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. “Chúng tôi nhìn vào tương lai trong vòng 50 năm tới, và cố gắng tưởng tượng bức tranh tổng thể về thế giới vào thời điểm đó sẽ như thế nào”, anh nói với NBC.
Dù Singapore đang được xếp hạng là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về kết nối Internet, nhưng phần lớn Đông Nam Á vẫn chưa bắt kịp tốc độ trên. Đến năm 2025, khu vực này dự kiến sẽ chiếm gần 1/3 (khoảng 29%) diện tích phủ sóng 5G toàn cầu. Jha cho biết, hệ thống của anh có thể rút ngắn quá trình này. Vào tháng 7, Transcelestial đã nhận được 9,6 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm quỹ đầu tư EDBI của Singapore và các đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm Wavemaker.
Rohit Jha cho biết, hầu hết các nhà đầu tư cho công ty của anh đều là những người đồng thuận với tầm nhìn dài hạn của anh. Dù vậy, vị giám đốc mới 31 tuổi của Transcelestial nhận định rằng còn rất nhiều chặng đường khó khăn phía trước phải vượt qua.
Việt Anh
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19