Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Đỗ Văn Sinh phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Tiếp tục phiên thảo luận về kinh tế-xã hội,áttriểnkinhtếbềnvữngthôngquatăngnăngsuấtlaođộkèo pachuca sáng 26/7, nhiều đại biểu đã thể hiện sự quan tâm về giải pháp để phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tăng năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội.
Tăng năng suất lao động, tạo việc làm ổn định, bền vững
Nêu quan điểm cần coi việc tăng năng suất lao động là nhiệm vụ trọng tâm, là đòn bẩy phát triển kinh tế bền vững, đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng, Việt Nam đã mất dần lợi thế của lao động rẻ, làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Vì vậy, cần có cái nhìn đúng đắn, toàn diện trong hoạch định chính sách, thúc đẩy tăng trưởng năng suất, chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, cải thiện trình độ kỹ thuật lao động.
Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích đầu tư khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu sang hoạt động có giá trị gia tăng, cải cách thể chế, nâng cao năng lực quản trị Nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí giao dịch cho nền kinh tế.
Cùng quan điểm trên, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đề nghị Chính phủ cần có cuộc khảo sát, đánh giá đầy đủ về tình hình chất lượng năng suất lao động Việt Nam hiện nay, xem xét yếu điểm, từ đó khẩn trương xây dựng chiến lược hệ thống chính sách giải pháp để nâng cao chất lượng năng suất lao động nếu không muốn tụt hậu.
Giải đáp về nội dung này, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ năm 2017, cả nước có trên 1,63 triệu lao động được tạo việc làm (đạt 102,48% kế hoạch), trong đó trên 1,5 triệu người được tạo việc làm trong nước (đạt 100,7% kế hoạch); 134 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đạt 127,6% kế hoạch).
Lao động Việt Nam thời gian qua có nhiều tiến bộ, chuyển dịch lao động theo hướng tích cực hơn.
Hết tháng 4/2018, lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 38,6%; số lao động làm việc làm công ăn lương có quan hệ lao động tăng dần; tỉ lệ lao động trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động duy trì ở mức cao là 76; tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị thấp hơn so chỉ tiêu.
Tuy nhiên nhìn tổng thể, tính bền vững của việc làm không cao, kể cả về thu nhập, môi trường lao động. Các chính sách an sinh xã hội, thị trường lao động chưa hình thành đồng bộ theo cơ chế thị trường.
Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao; thiếu hai nguồn nhân lực quan trọng là nhân lực quản lý và nhân lực chất lượng cao, nhất là các ngành kinh tế động lực. Việc làm cho sinh viên ra trường còn khó khăn, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp còn cao...
Nêu các dẫn chứng về năng suất lao động hiện nay, Bộ trưởng khẳng định: Năng suất lao động nhìn chung có chuyển biến. Các chuyên gia cho rằng đã áp dụng phương pháp tính chung phù hợp với xu hướng quốc tế, song năng suất lao động của Việt Nam chưa tính toán, đánh giá chính xác thu nhập không chính thức. Nếu tính được phần này, năng suất lao động Việt Nam không thấp, thậm chí cao hơn.
Năm 2018, ngành Lao động-Thương binh Xã hội đã chọn giáo dục nghề nghiệp là khâu đột phá để tạo ra việc làm ổn định, bền vững. Bộ đã tập trung quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, đến nay đã giảm được 252 trung tâm cấp huyện, giảm 35 trường cao đẳng và công lập hoạt động không hiệu quả.
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, thời gian tới sẽ giảm tiếp những trường của những cơ sở giáo dục nghề nghiệp không hiệu quả, hoạt động không đảm bảo.
Đồng thời, Bộ chuyển sang đào tạo lao động theo định hướng, theo địa chỉ đặt hàng trên cơ sở dự báo cung-cầu thị trường. Đến quý I năm 2018, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thí điểm 10 trường ký kết với 15 tập đoàn trong nước, quốc tế để đào tạo theo địa chỉ 150.000 người trong 3 năm 2018-2020.
Bảo đảm các chính sách an sinh xã hội
Trả lời câu hỏi của các đại biểu liên quan đến bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có chính sách người có công với cách mạng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định vấn đề an sinh xã hội, chăm lo bảo vệ an sinh xã hội là một cái chủ trương nhất quán của Đảng Nhà nước và nhân dân ta.
Thời gian qua, công tác an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền và đặc biệt là đã huy động sự vào cuộc của mọi tầng lớp nhân dân với tinh thần "tương thân tương ái."
Công tác an sinh xã hội của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế xã hội của nước ta. Các chính sách ưu đãi của Nhà nước với hơn 9 triệu người có công và thân nhân người có công đã được thực hiện đúng, đủ, kịp thời.
Riêng Ngân sách Trung ương hàng năm bố trí 31 nghìn tỷ để thực hiện chính sách "đền ơn đáp nghĩa." Việc thăm hỏi, tặng quà tri ân đã được các cấp, các ngành và nhân dân chăm lo.
Công tác tìm kiếm, quy tập liệt sỹ, xác định danh tính liệt sỹ đã được triển khai với tinh thần trách nhiệm rất cao. Việc giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách được triển khai quyết liệt, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, công khai, minh bạch.
Đến nay, cả nước đã giải quyết xấp xỉ 6.000 hồ sơ tồn đọng; trong đó xác nhận liệt sỹ 1.600 trường hợp, xác nhận thương binh và người hưởng chính sách như thương binh trên 3.000 trường hợp; kết luận gần 2.000 trường hợp không đủ điều kiện.
Thực hiện Nghị quyết 49 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018 và Nghị quyết 63 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 8.100 tỷ đồng để các địa phương triển khai, phấn đấu năm 2018 xây mới hoặc sửa chữa 313 nghìn ngôi nhà người có công với cách mạng. Số tiền này đã được phân bổ đến tất cả các địa phương.
Qua kiểm tra tại 4 tỉnh cho thấy quý I năm 2018, các địa phương mới giải ngân được khoảng 10% số tiền này.
Bộ trưởng đề nghị các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân, cử tri cả nước giám sát việc tổ chức thực hiện, để năm 2018 có thể giải ngân được số tiền, đảm bảo hoàn thành căn bản việc nhà ở cho người có công theo chương trình.
Theo Bộ trưởng, các chính sách xã hội hiện cơ bản được bảo đảm. Chương trình giảm nghèo bền vững với tiền số tiền 48 nghìn tỷ đồng và 21 chương trình mục tiêu hiện nay đều thiết kế tập trung cho vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình nông thôn mới; trong đó, tập trung cho khu vực miền núi gấp 4 lần so với bình quân chung, tập trung đầu tư theo hướng đầu tư có điều kiện, hạn chế tối đa việc cấp không, tập trung vào các lõi nghèo (các huyện 30a và 2.139 xã thuộc 135; 3.973 thôn, bản đặc biệt khó khăn; 291 xã bãi ngang).
Năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 cả nước đã vượt qua nhiều thiên tai địch họa khắc nghiệt, lũ quét, lũ ống. Với sự quyết liệt chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trong dịp Tết, Chính phủ đã xuất 19 nghìn tấn gạo để chăm lo cho đồng bào ăn Tết, không để ai rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.
Điều này cũng thể hiện tinh thần "tương thân tương ái" đối với các vùng thiên tai bão lũ. Bằng sự nỗ lực, Việt Nam đã hoàn thành ba chỉ tiêu rất quan trọng trong lĩnh vực an sinh lao động, việc làm, góp phần cùng cả nước hoàn thành 12/13 chỉ tiêu quốc gia./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)