TheếnnghịchosângolfHàNamvàoquyhoạchsângolfđếnnăquả bóng đá hạng 2 đứco Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án sân golf 36 lỗ tại Hà Nam và khu phụ trợ (Paradise golf) đã đáp ứng được tiêu chí theo quy định nên kiến nghị Thủ tướng xem xét cho bổ sung dự án này vào Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi Thủ tướng chính phủ về việc giải trình, làm rõ ý kiến của các bộ về việc bổ sung Dự án sân golf 36 lỗ và khu phụ trợ (Paradise golf) vào Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
Căn cứ các báo cáo giải trình của UBND tỉnh Hà Nam và các sở ban ngành liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhìn chung ý kiến của các Bộ được tập trung chủ yếu vào việc đáp ứng các điều kiện hình thành và tiêu chí xây dựng sân golf theo quy định.
Theo đó, về diện tích tối đa dành cho sân golf 18 lỗ theo quy định là 100ha: Dự án được đề nghị có quy mô 36 lỗ, diện tích 190ha. Bình quân diện tích cho sân golf 18 lỗ là 95ha.
(Ảnh minh họa) |
Về việc không được sử dụng đất lúa (kể cả đất lúa một vụ năng suất thấp); đất màu, đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị để xây dựng sân golf: Theo báo cáo của UBND tình Hà Nam, trong phạm vi đất nghiên cứu thực hiện dự án không có đất lúa, đất màu, đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đất quốc phòng an ninh, đất tôn giáo, tín ngưỡng, không có nguồn nguyên liệu khoáng sản có giá trị cao.
Liên quan đến việc xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sân golf chỉ được sử dụng đất đã giao để xây dựng sân golf, không được sử dụng đất đã cấp làm sân gold xây dựng nhà, biệt thự để bán, chuyển nhượng: Các hạng mục, công trình phụ trợ đều nằm trong tổng diện tích 190ha đề xuất làm sân golf. Chủ đầu tư cam kết toàn bộ biệt thự trong khu sân golf có mục đích cho thuê, không thực hiện việc bán hay chuyển nhượng.
Tỷ lệ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở thấp tầng cho thuê trong tổng diện tích đất sân golf mà chủ đầu tư được giao đất hoặc cho thuê tối đa không quá 10% và mật độ xây dựng gộp của sân golf tối đa không quá 5% diện tích của dự án: Diện tích đất quy hoạch xây dựng sân golf trong dự án là hơn 119.000m2, chiếm 6,28% diện tích đất thực hiện dự án (nhỏ hơn 10%). Mật độ xây dựng gộp được chủ đầu tư cam kết tối đa không quá 5% diện tích sân golf.
Nêu tại báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, dự án đi vào hoạt động sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho địa phương, tạo ra sản phẩm du lịch vui chơi giải trí cao cấp cho du khách đến Hà Nam, giải quyết công ăn việc làm cho trên 1.000 lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách nhà nước…
Trên cơ sở đó Bộ này cho rằng việc đề xuất bổ sung dự án vào quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 của UBND tỉnh Hà Nội đã đáp ứng các điều kiện và tiêu chí quy định kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận bổ sung dự án vào quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
Đồng thời, kiến nghị giao UBND tỉnh Hà Nam hướng dẫn nhà đầu tư triển khai các bước tiếp theo theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó lưu ý đến diện tích đất thực tế cần thiết cho dự án và tổng mức đầu tư của dự án để đảm bảo tiết kiệm đất và hiệu quả dự án.
Hiện nay, trên cả nước có khoảng 60 sân golf ở gần 30 tỉnh, thành, với tổng quỹ đất sử dụng là 9,27 nghìn ha. Theo quy hoạch về phát triển sân golf đến 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, cả nước sẽ có 90 sân golf, tức trung bình mỗi tỉnh thành sẽ có 1,4 sân. |
Hồng Khanh
Không lấy đất rừng phòng hộ làm sân golf Vân Đồn
Bộ Xây dựng đề nghị triển khai sân golf Vân Đồn (Quảng Ninh) không lấy đất rừng phòng hộ, đất cư dân lâu đời để làm sân golf.