您的当前位置:首页 >Cúp C2 >Tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng_bdkq đức 正文

Tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng_bdkq đức

时间:2025-01-18 18:32:53 来源:网络整理编辑:Cúp C2

核心提示

Tin thể thao 24H Tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng_bdkq đức

Đây là một trong những nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với Bộ TT&TT tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022,ăngcườngbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻemtrênmôitrườngmạbdkq đức triển khai nhiệm vụ năm 2023 vừa được tổ chức.

Cùng với các nhiệm vụ cần lưu ý về hoàn thiện cơ chế chính sách; phủ sóng toàn diện dịch vụ viễn thông; tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; thúc đẩy kinh tế số….Thủ tướng yêu cầu trong năm 2023, Bộ TT&TT tiếp tục nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, phổ cập kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân, tạo lập niềm tin số trên môi trường mạng, thúc đẩy người dân sử dụng các nền tảng số Việt Nam.

Việt Nam có tới 82% trẻ em đang tiếp cận với Internet nhưng lại chưa có nhiều giải pháp công nghệ để bảo vệ trẻ khi tham gia môi trường mạng.

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 24,7 triệu trẻ em, trong đó 2/3 trẻ có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Số liệu báo cáo của UNICEF cho thấy, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi có sử dụng Internet và con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi.

Theo đánh giá của các chuyên gia, mức độ tham gia các hoạt động trên không gian mạng của trẻ em ở Việt Nam là rất lớn và chưa bao giờ trẻ dành nhiều thời gian cho Internet như hiện nay. Việc tham gia hoạt động trên mạng mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng khiến các em phải đối mặt với rủi ro như tiếp cận với nội dung độc hại, bị phát tán thông tin riêng tư, nhạy cảm. Trẻ cũng có thể bị bắt nạt trực tuyến hoặc rơi vào tình trạng nghiện Internet.

Năm 2021, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng. Chương trình với mục tiêu kép là bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, đặc biệt chú trọng đến việc tạo ra hệ miễn dịch số giúp trẻ tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình. 

Chương trình không chỉ tập trung vào vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng mà còn mong muốn thúc đẩy phát triển các sản phẩm, ứng dụng giúp các em truy cập, khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến một cách hiệu quả và an toàn. 

Ngay sau khi chương trình được ban hành, Bộ TT&TT đã có quyết định cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm tăng cường thông tin, tuyên truyền đến toàn xã hội về hiện trạng, các nguy cơ đối với trẻ em và kiến thức, định hướng trẻ tương tác an toàn, lành mạnh trên môi trường mạng. 

Kế hoạch cũng đưa ra những khuyến nghị và tuyên truyền các kỹ năng số cơ bản cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và tương tác an toàn trên môi trường mạng; cách nhận diện, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em; đồng thời triển khai các biện pháp kỹ thuật để phát hiện sớm, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Từ đó, thúc đẩy việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Việt Nam đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em trên Internet.

Trên thị trường có một số sản phẩm, giải pháp được triển khai với mục tiêu bảo vệ trẻ em trên mạng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các giải pháp công nghệ chỉ là một trong những phương thức để phòng tránh tác hại của môi trường mạng gây ảnh hưởng tới trẻ.
 
Ông Ngô Tuấn Anh, CEO Công ty An ninh mạng thông minh SCS cho rằng cha mẹ có thể sử dụng một số giải pháp chặn lọc nội dung độc hại để bảo vệ con em. Những giải pháp kỹ thuật sẽ giúp người dùng chủ động thích ứng kịp thời với nguy cơ trên mạng. Song các bậc phụ huynh phải trợ giúp để con có thể tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. “Khi chúng ta cùng con tạo dựng cuộc sống an toàn hạnh phúc trên môi trường số thì cần áp dụng nhiều yếu tố, trong đó sự đồng hành của cha mẹ là quan trọng nhất”,ông Ngô Tuấn Anh nói.