您的当前位置:首页 >Nhà cái uy tín >Loay hoay với vàng_ti le bong da net 正文

Loay hoay với vàng_ti le bong da net

时间:2025-01-17 05:55:28 来源:网络整理编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Tin thể thao 24H Loay hoay với vàng_ti le bong da net

Những người thờ ơ cũng quan tâm đến vàng chứng tỏ độ "nóng" về câu chuyện giá vàng ở Việt Nam. Giá vàng liên tục tăng,ớivàti le bong da net người dân "hối nhau mua vì sợ giá lên 100 triệu một lượng". Giá vàng được dự báo lên đến 110 triệu đồng/lượng. Cơ sở đâu mà có những con số đó?

Đầu tiên cần nhận ra cái giá hơn 92 triệu đồng/lượng vào ngày 10/5 là giá vàng miếng SJC. Giá này được thúc đẩy bởi hai nhân tố chính: giá vàng quốc tế, và sự chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC với giá quy đổi từ giá vàng quốc tế. Một số ngân hàng nước ngoài đang dự báo giá vàng sẽ lên từ 3.000 đến 3.200 USD/ounce. Nếu giá vàng thế giới tăng đến mốc này, cộng với mức chênh lệch giá vàng SJC và thế giới - đang khoảng 17 triệu đồng/lượng - thì vàng SJC có thể lên tới 110 triệu đồng/lượng.

Các mốc 100 hay 110 triệu đồng/lượng là vì những tính toán hay đồn đoán như vậy mà ra.

Vì những diễn biến phức tạp của thị trường, Chính phủ yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá; đồng thời kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, đầu cơ, thao túng. Cũng từ đó, nhiều đề xuất được đưa ra như đấu thầu vàng, bỏ độc quyền trong sản xuất vàng miếng, cho nhập vàng...

Nhiều đề xuất chính sách dễ dẫn tới những nhầm lẫn như "đấu thầu vàng miếng giúp hạ nhiệt giá vàng". Nhưng kết quả là càng đấu thầu, giá vàng càng cao.

Đó là bởi những khác biệt giữa một chính sách hoàn hảo và thực tế. Và cũng có những nhầm lẫn nhất định về khả năng mỗi chính sách có thể đạt được.

Đầu tiên, như đã nói, giá vàng quốc tế ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng Việt Nam. Và giá vàng quốc tế đang ở chiều hướng tăng từ dưới 1.800 USD/ounce năm ngoái đến trên 2.300 USD/ounce năm nay. Nguyên nhân thì nhiều, bao gồm xung đột địa chính trị ở nhiều nơi, sự bất đồng giữa các cường quốc, nhu cầu đa dạng hóa dự trữ ra khỏi đồng USD của một số ngân hàng trung ương. Nhưng vài tháng trở lại đây, sức mua mạnh của cả chính phủ Trung Quốc lẫn nhu cầu mua vàng đầu tư tư nhân ở đất nước tỷ dân này trở thành lực đẩy chính của giá vàng thế giới. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mua vàng 18 tháng liên tục, đưa tổng dự trữ lên trên 2.200 tấn.

Không ai biết giá vàng quốc tế còn có thể tăng nữa không, và điều này nằm ngoài kiểm soát của Việt Nam. Thời điểm này, nhiều quỹ đầu tư Mỹ đang bán ròng vàng, nhưng chưa biết liệu gió có đổi chiều, tức là không biết nhóm quỹ đầu tư phương Tây có đổ qua mua vàng hay không? Nếu các quỹ phương Tây cũng tranh mua vàng với Trung Quốc, thì giá còn có thể tăng nữa. Và những thứ này Việt Nam cũng không thể can thiệp.

Thứ mà Việt Nam có thể can thiệp là chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC với giá vàng quốc tế. Trong thế giới cổ tích, chỉ cần Nhà nước cho phép nhập vàng, gia công thành vàng miếng để bán ra thị trường cho đến khi giá bằng giá quốc tế thì sẽ xóa được chênh lệch. Đó là cơ sở để đưa ra đề xuất cho nhập vàng chính thức và bỏ độc quyền thương hiệu SJC. Thực tế, chỉ cần cho nhập vàng đủ và sản xuất ra vàng miếng, thì độc quyền hay không không phải là vấn đề. Miễn là cung ứng đủ vàng miếng ra thị trường, dân cần mua tới đâu bán tới đó, thì sẽ giảm bớt được chênh lệch với giá quốc tế.

Nhưng đời thực không giống cổ tích. Nhập vàng về bán có những rủi ro nhất định đối với ổn định nền kinh tế. Chúng ta không đưa đồng Việt Nam ra mua mà phải dùng ngoại tệ để nhập vàng.

Nhập khẩu nhiều vàng nguyên liệu cần tốn ngoại tệ. Mặc dù một số doanh nghiệp cam kết tự cân đối được ngoại tệ để nhập vàng, không cần hỗ trợ từ dự trữ ngoại hối, nhưng như vậy vẫn có thể ảnh hưởng cung ngoại tệ trên toàn thị trường. Sức ép gia tăng thêm cho tỷ giá ở một số thời điểm nhập vàng nhiều song song với gia tăng các loại nhập siêu khác là khó tránh. Tôi tin không có doanh nghiệp hay chuyên gia nào dám vỗ ngực đảm bảo "cứ cho nhập vàng, sức ép tỷ giá nếu có thì tôi lo".

Nói vậy để thấy, nhập vàng về với lượng lớn để đảm bảo nhu cầu mua vàng trong nước đặt ra rủi ro là tạo sức ép khiến tỷ giá USD so với tiền đồng tăng. Bất ổn tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế, và lại tạo ra chính sức ép khiến người ta đổ đi mua tài sản dự phòng như vàng. Vòng xoáy này không phải chưa từng xảy ra ở Việt Nam và những kinh nghiệm quá khứ cho thấy không nên để lặp lại.

Vậy nếu chỉ nhập vàng cầm chừng, không để ảnh hưởng lớn đến tỷ giá thì sao? Thì mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước với quốc tế cũng "cầm chừng" như vậy. Đấu thầu nửa vời không thu hẹp được chênh lệch giá vàng, thì nhập khẩu nhỏ giọt nhiều khả năng cũng sẽ như thế. Với nguồn lực dự trữ ngoại hối còn hạn chế, áp lực đồng USD lên giá với nhiều đồng tiền trên toàn cầu, và áp lực nhập siêu vẫn có thể trở lại, thì Việt Nam không thể chủ quan với nhập khẩu vàng; mà tiến hành thận trọng quá thì lại không giải quyết được chênh lệch giá.

Điều mấu chốt ở đây là thị trường vàng từ sau 2013 trở lại nay biến động nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế vĩ mô. Cách đây một tháng, trong dịp về Việt Nam, khi ngồi nói chuyện với một chuyên gia lâu năm về thị trường tiền tệ ở một ngân hàng lớn và một chiến lược gia người nước ngoài về thị trường tài chính Việt Nam, họ đều thắc mắc "sao lâu nay thị trường vàng ngủ yên, giờ quan tâm lại để làm gì?". Tôi chỉ cười. Nhưng tôi đồng ý. Cả thập kỷ nay thị trường vàng đang không quá quan trọng trong tổng thể cân bằng vĩ mô, thì nếu không quá cần thiết, không nên tự tạo rủi ro cho mình.

Tôi tin khi bỏ độc quyền, cho nhập vàng, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vàng miếng sẽ được lợi. Còn quốc gia có lợi chung, hay từng nhà đầu tư mua vàng có lợi không, thị trường có phát triển an toàn và lành mạnh như đầu bài mà Chính phủ đặt ra không, thì chưa rõ ràng. Bởi vì nhập vàng không phải "bữa trưa miễn phí" như chỉ ra ở trên. Tôi nghĩ chính vì vậy, mà hiện nay chính sách về vàng đang "loay hoay".

Hồi tháng 8/2023, nhiều báo đăng "người Việt chán mua vàng" khi giá vàng giảm, không thấy ai nói đến đề xuất nhập vàng hay bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng. Nay thì do người dân đổ xô đi mua nên chính sách này được quan tâm lại. Điều đó đặt ra câu hỏi: những đề xuất chính sách này liệu có nóng rồi lạnh y như tính thời vụ của giá vàng?

Tôi nghĩ, làm chính sách không nên loay hoay chỉ vì những yếu tố thời vụ.

Hồ Quốc Tuấn