Sakaguchi Kazuma (58 tuổi,áchngườiđànôngNhậtBảntiếtkiệmtiềnđểnghỉviệcsớđá banh tây ban nha hiện sống ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản) từng là một nhân viên văn phòng bình thường như bao người khác. 7 năm trước, Kazuma đưa ra quyết định táo bạo là xin nghỉ việc, cắt đứt nguồn thu nhập duy nhất của mình.
Lý do từ chức không phải do mệt mỏi hay bị bắt nạt nơi công sở mà bởi người đàn ông này đã tích lũy được 100 triệu yen (hơn 20,7 tỷ đồng) sau 33 năm làm việc.
Mức thu nhập hàng năm của ông là 4,5 triệu yen, nhỉnh hơn một chút so với mức trung bình hàng năm của người Nhật là 4,36 triệu yen (theo điều tra thu nhập của Cơ quan Thuế quốc gia Nhật Bản).
Ông Kazuma đã nghỉ hưu, sống nhờ khoản tiết kiệm sau 33 năm làm việc miệt mài. |
Để tiết kiệm được 100 triệu yen không phải điều đơn giản so với mức sống khá đắt đỏ tại xứ phù tang.
Không chỉ có khoản tiền phòng thân, Kazuma còn sở hữu căn hộ rộng 90 m2 với 3 phòng ngủ, nội thất đầy đủ, mua cách đây 15 năm. Mọi khoản nợ đã được thanh toán hết, người đàn ông 58 tuổi không còn áp lực với các khoản thế chấp.
Nhiều người bất ngờ và tò mò về cách Kazuma chi tiêu và sinh hoạt để có thể tích cóp được khối tài sản như vậy. Câu trả lời chính là nhờ vào lối sống tối giản, tiết kiệm của ông suốt nhiều thập kỷ.
Tiết kiệm nhưng không sống kham khổ
Kazuma luôn kiểm soát số tiền chi tiêu mỗi tháng ở mức 100.000 yen, tức khoảng 1,2 triệu yen/năm. Như vậy, mỗi năm ông giữ lại được 3,3 triệu yen trên tổng thu nhập.
Nhiều người khẳng định với cách tiêu tiền đó, hẳn ông phải là người sống rất chi li, kham khổ và khắc nghiệt với bản thân. Tuy nhiên, Kazuma nói rằng ông thoải mái với cuộc sống của mình và không bao giờ đối xử tệ với bản thân.
Người đàn ông cho biết chỉ chi tiền cho những thứ thực sự cần thiết và sử dụng cho đến khi chúng cũ nát.
"Tôi đã mặc một chiếc áo phông tới 10 năm. Nhiều người hỏi tại sao tôi không vứt nó đi. Nhưng tại sao tôi phải mua một cái mới trong khi áo đó vẫn còn mặc được chứ", Kazuma nói.
Kazuma có ham muốn vật chất thấp, chỉ tập trung vào những thứ mình cần và không chạy theo xu hướng. |
Ông cũng chọn những tiệm cắt tóc rẻ tiền nhất, không phải vì tiết kiệm mà bởi thích không khí yên ắng ở đó. Những salon đắt tiền thường có nhiều nhân viên chào mời, quảng cáo khiến ông thấy phiền phức.
Tủ lạnh nhà Kazuma thường trống không. Ông không mua dự trữ mà nấu ngày nào, mua ngày đó. Như vậy, ông vừa tiết kiệm được tiền, lại không lãng phí đồ ăn. Ông cũng dùng chiếc điện thoại mua cách đây gần 15 năm, vỏ ngoài bong tróc, chỉ phục vụ nhu cầu gọi điện và nhắn tin.
Người đàn ông Nhật Bản nói rằng vì không bị ảnh hưởng bởi những lời quảng cáo về "những thứ phục vụ cho cuộc sống tươi đẹp", ông có ham muốn vật chất rất thấp, không chạy theo những thứ mình "muốn" mà tập trung vào thứ mình "cần". Nhờ vậy, tiền bạc của ông được tiết kiệm một cách tự nhiên.
Trong khi nhiều người liên tục làm "phép cộng", mua thêm nhiều thứ để khiến bản thân hạnh phúc, Kazuma lại thích làm "phép trừ" để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Cách đây hơn 2 năm, ông và vợ đã ly hôn. Cả hai không có con cái nên sau khi cuộc hôn nhân tan vỡ, ông không có điều gì hối hận, cảm thấy tự do hơn với cuộc sống độc thân.
Thỉnh thoảng ông đăng ký làm tình nguyện viên ở những vùng bị thiên tai, hoặc một mình đi du lịch, gặp gỡ bạn bè và trò chuyện mà không cần lo lắng về bất cứ ai.
Kazuma cũng có nhiều thời gian cho sở thích cá nhân sau khi nghỉ việc. Ông thường mang bếp nướng vào công viên, tự nấu nướng và thưởng thức một mình. Nhiều người cho rằng điều đó khá nhàm chán, song ông thấy hạnh phúc.
Không để tâm đến ánh mắt của người xung quanh, Kazuma chỉ chìm đắm vào thế giới riêng của mình.
Theo Zing
Ở tuổi 25, Tori Dunlap tiết kiệm được 100.000 USD nhờ làm nhiều công việc và đầu tư. Hiện, cô gái 27 tuổi có sự nghiệp thành công, kiếm đủ tiền để nghỉ hưu, theo Newsweek.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)