Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam là chương trình hiện thực hóa tầm nhìn của Sáng kiến Đổi mới sáng tạo Việt Nam - InnovateVN,ọnvinhdanhgiảiphápcókhảnăngthúcđẩymạnhchuyểnđổisốdoanhnghiệtỷ số tottenham do Bộ KH&ĐT chủ trì, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn Meta tổ chức.
Chương trình nhằm tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo từ các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới để giải quyết những thách thức quan trọng tầm quốc gia, hướng đến một Việt Nam phát triển thịnh vượng và bền vững.
Với chủ đề “Đổi mới sáng tạo cùng doanh nghiệp chuyển đổi số, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, chương trình năm 2023 hướng tới tìm kiếm các giải pháp, sản phẩm chuyển đổi số để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào Việt Nam theo hướng bền vững và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Năm nay, chương trình đã thu hút được 758 đề xuất giải pháp, sản phẩm chuyển đổi số, trong đó có những giải pháp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo lớn và phát triển như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc)...
Các cá nhân, tổ chức tham gia chương trình theo 3 nhóm đối tượng gồm: Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo và các startup, dự án đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực quản trị số, quản trị dữ liệu, kết nối đầu tư, tối ưu quy trình, cải tiến sản phẩm, nâng cao năng lực doanh nghiệp... Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Trong thông tin chia sẻ ngày 31/8, Ban tổ chức chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam cho biết, từ 60 giải pháp đổi mới sáng tạo tiêu biểu được chọn vào vòng trong, Hội đồng đánh giá đã xác định được 24 giải pháp có tên trong vòng cuối, theo 3 bảng, bao gồm: 7 giải pháp bảng doanh nghiệp lớn đổi mới sáng tạo; 8 giải pháp bảng doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo; 9 giải pháp thuộc bảng dự án, startup.
Cụ thể, 7 giải pháp tiêu biểu của bảng doanh nghiệp lớn đổi mới sáng tạo gồm có: Tự động hóa quy trình với trợ lý robot ảo FPT akaBot; hợp đồng điện tử FPT.eContract; sàn thương mại điện tử oneSME; dịch vụ quản trị tổng thể cho hộ kinh doanh cá thể - VNPT HKD; nền tảng Lắng nghe và giám sát mạng xã hội – VnSocial; phần mềm phân tích và quản lý hình ảnh thông minh CIVAMS và giải pháp ngân hàng theo hình thức dịch vụ - BaaS.
Tám giải pháp tiêu biểu của bảng doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo là: Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS; phần mềm quản trị doanh nghiệp Viindoo cho các doanh nghiệp SMEs; giải pháp xuất khẩu xuyên biên giới dành cho SMEs - 1Export; công nghệ vận chuyển đa thông minh SuperShip; nền tảng quản lý giao tiếp đa kênh cho doanh nghiệp – Omicall; bộ giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác khách hàng và gia tăng cơ hội bán hàng – EZSale; nền tảng tuyển dụng Sales - Nextjob.vn; phần mềm chấm công, quản lý hành chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - WISAMI.
Với bảng dự án, startup, 9 giải pháp tiêu biểu được chọn vào vòng cuối gồm: Hệ sinh thái nông nghiệp 4.0 kết nối nông dân và các kênh bán hàng – Koina; giải pháp tiết kiệm năng lượng BENKON; nền tảng xây dựng trợ lý ảo cho khu vực công Hekate AI; nền tảng công nghệ quản lý chuỗi cung ứng Ship60; nền tảng phân tích dữ liệu thương mại điện tử Metric; giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của SME bằng nền tảng đào tạo – IZI; Nền tảng quản trị sản xuất theo thời gian thực Retex; hệ sinh thái ghi nhãn và thu thập dữ liệu AI -TagOn; nền tảng cung cấp mô hình kinh doanh dựa trên Mô đun AI – viAct.
Từ 24 giải pháp tiêu biểu nêu trên, trong sự kiện công bố ngày 8/9 tới do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phối hợp với Meta tổ chức, 12 giải pháp tiềm năng nhất sẽ được chọn vinh danh. Các sản phẩm được trao giải sẽ được Ban Tổ chức tiếp tục đồng hành, triển khai rộng rãi tại các địa phương và doanh nghiệp.
Những giải pháp xuất sắc nhất sẽ có cơ hội nhận giải thưởng tổng trị giá lên đến 300.000 USD cùng các gói hỗ trợ toàn diện về nâng cao năng lực, nghiên cứu phát triển sản phẩm, không gian làm việc, quảng bá giải pháp và mở rộng thị trường. Đặc biệt, các cá nhân, tổ chức chiến thắng sẽ tham gia chuỗi hoạt động giới thiệu và triển khai thí điểm đến các tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam.
Chia sẻ tại sự kiện ký kết biên bản thỏa thuận phối hợp công tác giữa Bộ KH&ĐT và Bộ TT&TT về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế số ngày 30/8, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung nhấn mạnh, chuyển đổi số cho doanh nghiệp chính là cách hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, nhanh và hiệu quả nhất.
Qua đó, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh, khả năng thích ứng và phát triển của doanh nghiệp phù hợp với xu thế vận động mới, bối cảnh và tình hình mới. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cũng cho biết, kết quả khảo sát tại Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp do Bộ KH&ĐT thực hiện cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn số hóa dữ liệu, chuẩn hóa quy trình, ứng dụng công nghệ số và tiến tới chuyển đổi số ở phạm vi rộng và đồng bộ hơn.
Tuy nhiên, đại diện Bộ KH&ĐT cũng chỉ ra rằng, những kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình chuyển đổi số. Vì thế, Bộ KH&ĐT mong muốn thỏa thuận phối hợp với Bộ TT&TT sẽ góp phần đưa công tác hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thời gian tới đạt nhiều bước tiến mới, thúc đẩy kinh tế số phát triển nhanh và hiệu quả.
‘Chìa khóa’ quan trọng đưa người dân, doanh nghiệp lên môi trường sốNhấn mạnh chữ ký số là chìa khóa quan trọng góp phần đưa người dân lên môi trường số, đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia cho biết, Bộ TT&TT đang có nhiều hoạt động để phổ cập chứng thư số tới người dân, doanh nghiệp.