当前位置:首页 > Cúp C1

Nữ sinh 3 lần chiến đấu ung thư_tie số bóng đá

Gặp Phan Thị Mỹ Linh lần đầu tiên ở trước cửa lớp học chữ Bệnh viện Ung bướu,ữsinhlầnchiếnđấuungthưtie số bóng đá nhìn cô tình nguyện viên trẻ trung, hay cười, không ai nghĩ em cũng đang mang trong mình căn bệnh ung thư.

{keywords}
Mỹ Linh luôn hướng tới sự lạc quan, vui vẻ.

Cô gái cứng rắn như nam nhi

Mỹ Linh sinh năm 1997, trong một gia đình có 6 chị em ở Quảng Trị. Lần đầu tiên phát hiện bị ung thư buồng trứng là năm Mỹ Linh 12 tuổi. Ở cái tuổi còn non nớt, Mỹ Linh lúc ấy vẫn chưa hiểu gì căn bệnh mà mình gặp phải. Nghe bác sĩ nói: “Mổ rồi con sẽ hết bệnh và đi học bình thường”, em hoàn toàn tin tưởng. Cũng nhờ vậy mà em lạc quan đẩy lùi căn bệnh, vui vẻ đến trường.

Khi Mỹ Linh vừa học hết năm thứ hai, ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu, Trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại thì ba của em bị tai biến, phải nằm một chỗ. Mỹ Linh suy nghĩ, hiện tại, 2 chị gái đều đã có gia đình, dưới có một em đang học lớp 12 và 2 em nhỏ lớp 4, lớp 5, vì vậy, sẽ chẳng có ai thích hợp hơn em để phụ mẹ chăm ba. Vậy là em tự quyết định bảo lưu việc học một năm.

Cũng trong lúc ở viện chăm ba, Mỹ Linh đi khám sức khỏe, em hoảng hốt khi nhận được kết quả, ung thư tái phát. “12 năm trước chưa có internet để tìm hiểu thì em có thể lạc quan. Còn lúc đó, em đã có thể tìm hiểu được thông tin về bệnh, biết được tương lai mình có thể gặp phải, em suy sụp. Có lúc em khóc một mình, nhưng không cho mẹ biết. Sợ mẹ lo nên em đã nói dối mẹ là không sao”, Mỹ Linh chia sẻ.

Linh quyết định một mình trở lại TPHCM chữa bệnh. Chỉ khi vào đến nơi, ổn định cảm xúc, em mới thông báo kết quả bệnh với mẹ. Lúc nghe mẹ nói sẽ nhờ người chăm ba để vào với em, Mỹ Linh nhất quyết cự quyệt. “Ở nhà còn ba, còn 2 em nhỏ, mẹ lại phải gồng gánh lo kinh tế cho cả gia đình. Em không muốn mẹ thêm một gánh nặng”.

{keywords}
"Chưa một lần nào em khóc trước mặt mẹ".

May mắn, Mỹ Linh có 2 người bạn thân. Thời gian em ở viện, những đợt mổ, truyền hóa chất, phần lớn là do bạn bè giúp đỡ, chăm sóc. Đó cũng là hơi ấm giúp em bớt cô đơn khi phải xa gia đình.

Từ năm 2018 đến nay, Mỹ Linh đã 2 lần chống chọi với căn bệnh ung thư buồng trứng tái phát, thêm vào đó là sự ra đi của ba. Đã có lúc em tưởng như sụp đổ hoàn toàn, nhưng vì thương mẹ, em lại tự động viên mình cố gắng vượt qua.

“Chưa một lần nào phát bệnh mà em khóc trước mặt mẹ. Dù có đau, có mệt thì em vẫn cố gắng nói cho thật mạnh mẽ để mẹ yên tâm. Nhiều người trong nhà nói em ngang bướng, khó bảo, em cũng chịu. Em đã trải qua nhiều lần đau bệnh như vậy rồi nên vẫn giữ được bình tĩnh, nhưng sợ nhìn em lúc đó mẹ sẽ không chịu nổi”, Linh cười dịu dàng.

Em vẫn là cô gái đẹp như hoa

Vẻ đẹp của cô gái Mỹ Linh không chỉ là nụ cười rạng rỡ, mà còn là sự tự tin với mái tóc đang lởm chởm mọc, là trong suy nghĩ tích cực, thái độ lạc quan, mong muốn mang lại cho đời những điều đẹp đẽ.

{keywords}
Khoảng thời gian đầu, Mỹ Linh còn ái ngại khi nhìn vào hình ảnh của chính mình trong gương. Hiện tại, em đã tự tin với mái đầu đang "lởm chởm" mọc tóc của mình.

Trước khi phát bệnh, Mỹ Linh vẫn đi làm thêm bằng nhiều nghề như phục vụ ở nhà hàng, quán cà phê, làm gia sư, vừa để trải nghiệm cuộc sống, vừa muốn kiếm thêm thu nhập phụ ba mẹ. Đến khi phát bệnh, truyền hóa chất, mệt quá nên em nghỉ làm thêm.

Linh kể: “Trong lúc điều trị, truyền hóa chất, cứ vào viện một ngày thì em nghỉ 3 tuần. Tuần đầu tiên em rất mệt mỏi do tác dụng phụ của thuốc. 2 tuần sau em bình phục, thấy rảnh rỗi quá, em làm thêm hoa giấy để bán, vừa tự tạo niềm vui cho mình, vừa để thêm một phần thu nhập, đỡ đần cho mẹ. Nhưng thời gian còn lại, em tự hỏi: Tại sao mình lại sống vô nghĩa như vậy? Mình có thể làm được gì? Mình muốn giúp ích gì đó cho cộng đồng”.

Nghĩ là làm, Mỹ Linh lên mạng, tìm kiếm các trang web cộng đồng, về Long An phát quà cho các bé dịp trung thu. Ứng tuyển làm cộng tác viên dạy tình nguyện cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng ngặt nỗi, em muốn tham gia thì phải tự đi đến nhà các bé, trong khi sức khỏe của em chưa ổn định, lại không có phương tiện cá nhân. Linh không bỏ cuộc. Vô tình, đầu năm học mới 2019-2020, em đọc được bài báo về lễ khai giảng của lớp học chữ tại Bệnh viện Ung bướu. Linh đã “mò mẫm” tìm được trang Facebook của lớp học, rồi vào từng bài viết, từng người đã tương tác, tìm Facebook của cô giáo Đinh Thị Kim Phấn để liên lạc xin dạy tình nguyện.

{keywords}
Tại lớp dạy chữ, Linh đội tóc giả vì không muốn nhận được ưu ái, hay tạo ra sự khác biệt. "Em có thể làm mọi thứ giống như mọi người".

Ở lớp học, Linh cảm nhận được sự thân quen, đồng cảm, bởi chính em cũng từng trải qua căn bệnh, từ khi mới 12 tuổi. “Các bé đều rất đáng yêu và thèm khát được học chữ. Những bé lớn hơn một chút, đã từng được đến trường sẽ có cảm giác nhớ trường lớp, nhớ thầy cô, bạn bè”.

Linh không chỉ được các em nhỏ yêu quý, mà các cô giáo và các tình nguyện viên đều thương em. Nhờ những sự chia sẻ, động viên, giúp đỡ, Mỹ Linh nhận được tình cảm như những người thân trong gia đình. Cũng vì vậy, Linh thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

{keywords}
Những bông hoa do Linh tự mày mò học trên mạng và gấp theo.

Ngoài thời gian đi dạy học tình nguyện, Mỹ Linh vẫn gấp hoa giấy để bán. Mỗi đợt, em lại học cách gấp những loại hoa giấy khác nhau, độ khó ngày càng tăng. Linh còn biết đàn, biết hát. Rồi em dành khá nhiều thời gian để tập yoga. Mỗi sáng, Mỹ Linh đều thức dậy từ 5 rưỡi. Ngày nắng cũng như ngày mưa. Linh thích tự nấu bữa sáng, tập thể dục, để mỗi ngày đều tràn đầy năng lượng. 

“Việc mình còn sống được bao lâu không quan trọng với em nữa. Em luôn quý trọng từng ngày ở hiện tại”, Linh nở nụ cười tươi.

 

Nhờ sự nhiệt tình và gần gũi nên Mỹ Linh được các em bệnh nhi yêu quý.

Khánh Hòa

Nữ sinh ung thư xúc động nhận thư động viên của Thủ tướng

Nữ sinh ung thư xúc động nhận thư động viên của Thủ tướng

 - Nhận được bức thư từ Thủ tướng, Đặng Trần Thủy Tiên nghẹn ngào cho biết, món quà đặc biệt này khiến em vô cùng bất ngờ và xúc động.

分享到: