Trong bài viết đăng trên tờ National Interest,ỗhổngchiếnlượccủacácnướclớnnhìntừchiếnsựket qua chivas cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề an ninh quốc tế, GS Joseph Nye cho rằng, ngoài mối đe doạ chung trên toàn cầu như biến đối khí hậu và đại dịch, một trật tự thế giới mới cũng như vị trí của các cường quốc cũng đang dần bị thay đổi khi nhìn từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Phần lớn của sự thay đổi đó là về mối quan hệ của các cường quốc lớn với Trung Quốc và Nga. Sau đó là những thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt nếu đối đầu với Trung Quốc. Theo ông, chiến sự ở Ukraine có thể coi là “cơ hội” để phô bày những giới hạn trong cuộc cạnh tranh của các cường quốc.
Ông Nye cho rằng, có thể nói mối quan hệ giữa Nga-Trung Quốc là mối quan hệ “cộng sinh”. Từ năm 2017, ông và các cộng sự đã bắt đầu theo dõi, phân tích cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đối với hai nước Nga và Trung Quốc.
Ông nhận thấy, trước cuộc xung đột, Nga – Trung Quốc đã dần trở nên thân thiết. Tuy nhiên, khi chiến sự nổ ra, phương Tây dường như đã “hồi sinh trở lại’ và khối NATO cũng không còn giống bị “chết não” như lời nhận định trước đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Trên thực tế, không chỉ Nga và Trung Quốc, chiến lược cạnh tranh của các cường quốc đã xuất hiện một số vấn đề lớn về chiến lược. Đầu tiên là sự bắt tay giữa hai cường quốc. Tiếp đó là sự cạnh tranh của mỗi cường quốc nhưng bỏ qua những mối đe dọa lớn bên ngoài.
Việc giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD, trong khi đại dịch Covid-19 đã lấy đi sinh mạng của một triệu công dân nước Mỹ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nhân khẩu học của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mặt khác, nhiều chính trị gia Mỹ đang có những động thái ủng hộ việc lập nên một chính sách cô lập và ngăn chặn. Điều này khá giống thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây, khi mà cả Mỹ và Liên Xô đều có rất ít quan hệ thương mại song phương và cũng như đàm phán.
Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn của nhiều quốc gia, nếu so với Mỹ. Chính vì thế, việc cố gắng cắt giảm mọi hoạt động thương mại với Trung Quốc và cả cái giá phải trả cho các biện pháp trừng phạt với Nga là quá lớn đối với nước Mỹ.
Theo GS Joseph Nye, ngay cả khi muốn phá vỡ chuỗi toàn cầu hoá kinh tế dựa vào các biện pháp trừng phạt thì chúng vẫn không thể tách rời nhau về mặt sinh thái. Sự thật không thể thay đổi, kể cả chiến sự ở Ukraine có diễn ra hay không.
Chính vì thế, Mỹ buộc phải ngồi lại đàm phán, làm việc với Trung Quốc nếu muốn cạnh tranh công bằng như những đối thủ về chiến lược. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Một số nhà phân tích tin rằng, GPD của nước này có thể vượt qua Mỹ trong những năm 2030.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại phải đối mặt với một số vấn đề về kinh tế, nhân khẩu học. Tăng trưởng của nước này đang chậm lại. Trong khi Nga chỉ đại diện cho 1/5 kinh tế thế giới. Do đó, ngay cả khi chiến sự ở Ukraine giúp Nga xích lại gần Trung Quốc hơn, song phương Tây vẫn có khả năng tái lập trật tự quốc tế.
Có thể nói, theo ông Joseph Nye, trọng tâm của một chiến lược đúng đắn thời kì hậu chiến sự ở Ukraine vẫn là việc duy trì các liên minh được nhắc đến ở trên.
Như Quỳnh