Minh chứng sống động về kết quả của Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn_bd anh hom nay
Sau gần 10 năm triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn,ứngsốngđộngvềkếtquảcủaChươngtrìnhđàotạonghềcholaođộngnôngthôbd anh hom nay đã hình thành được nhiều mô hình sản xuất giỏi, góp phần giúp các địa phương sớm thực hiện các mục tiêu quốc gia như Xây dựng nông thôn mới, Xóa đói giảm nghèo.
Theo kết quả thống kê, trong gần 10 năm qua, Lào Cai đã đào tạo nghề cho hơn 13.000 lao động nông thôn. Các nghề có thể kể ra như: chăn nuôi gia súc, gia cầm; thú y; trồng rau, trồng nấm, trồng cây ăn quả, trồng cây dược liệu, cây lương thực, trồng rau công nghệ cao.....
Nhờ đó, Lào Cai đã hình thành các mô hình có năng suất, và thu nhập cao như mô hình trồng chuối, nuôi trồng thủy sản tại xã Bản Qua huyện Bát Xát: tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động, thu nhập bình quân từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng; Mô hình trồng rau an toàn, rau công nghệ cao, trồng và nhân giống nấm ở xã Quang Kim cho thu nhập 150 triệu đồng/ha/năm.
Mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Cốc San huyện Bát Xát thu nhập bình quân 120-150 triệu/năm; Mô hình trồng rau an toàn tại tổ 7,8,9 phường Bình Minh, TP Lào Cai: quy mô 02 ha/27 hộ tham gia, sản lượng rau đạt 15-16 tấn/tháng, tổng thu khoảng 85-90 triệu đồng/tháng, bình quân mỗi hộ có thu nhập thêm từ 3,5-4 triệu đồng; Mô hình nuôi lợn tại xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng thu nhập bình quân mỗi hộ từ 120-150 triệu/năm.
Mô hình thu nhập 100 triệu của nông dân |
Quảng Trị trong năm 2019, đã mở trên 190 lớp đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng) cho khoảng 5.233 lao động nông thôn với kinh phí thực hiện gần 8.500 triệu đồng. Nhờ đó cũng có thêm được nhiều mô hình sản xuất mới. Sau khóa học, các kiến thức thu được đã giúp nhiều học viên mạnh dạn tổ chức các cơ sở sản xuất, đem lại thu nhập, cuộc sống bớt khó, bớt nghèo.
Tiêu biểu như mô hình trồng nấm của học viên Nguyễn Thị Dơi ở xã Hải Dương (huyện Hải Lăng) mang lại thu nhập bình quân 3 - 5 triệu đồng/tháng; mô hình nuôi cá lồng bè (nuôi cá chình) trên sông của học viên Lê Văn Hải ở xã Hải Tân (huyện Hải Lăng) mang lại thu nhập bình quân khoảng 25 triệu đồng/vụ nuôi; mô hình sản xuất nước mắm của các bà Nguyễn Thị Chiếm, Trần Thị Lý ở thôn Thái Lai (xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh) mang lại thu nhập bình quân 4 - 6 triệu đồng/tháng…
Đắk Lắk cũng là địa phương thành công nhờ tích cực mở lớp đào tạo nghề cho nông dân địa phương. Ngày càng nhiều mô hình liên kết được triển khai theo tinh thần của Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020 (Đề án 1956) như: Triển khai thí điểm một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trồng và khai thác nấm, chăn nuôi heo, chăn nuôi gà, trồng và chăm sóc cây tiêu, trồng và chăm sóc cây cao su, xây dựng dân dụng, mây tre đan kỹ nghệ, trồng dưa lưới.
Điển hình là mô hình dạy nghề trồng và chăm sóc cây tiêu ở Cư M’gar. Lựa chọn dạy người nông dân trồng, chăm các loại cây này, bởi kinh phí đầu tư không nhiều, cây dễ chăm sóc và quản lúy tại hộ gia đình.
Mô hình dạy nghề trồng và khai thác nấm ở huyện Krông Ana, Krông Păk thu hút được hơn 200 nông dân theo học. Sau khóa đào tạo, tỷ lệ có việc làm trên 95%, mức thu nhập bình quân của người nông dân trồng nấm bình quân 4-5 triệu đồng/tháng.
Mô hình trồng và chăm sóc cây tiêu cũng thu hút được 95 nông dân theo học, tỷ lệ có việc làm trên 90%, mức thu nhập bình quân của người nông dân trồng tiêu bình quân 9 - 10 triệu đồng/tháng.
Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hết tháng 9/2019, cả nước đã có hơn 9,2 triệu lao động nông thôn hưởng lợi nhờ được đào tạo nghề theo Đề án 1956, trong đó 5,3 triệu người được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới ba tháng. Khả năng cao, hết năm 2019, khoảng 9,6 triệu lao động nông thôn sẽ được học nghề, đạt 87% mục tiêu của Đề án (11,03 triệu người).
Điều đáng nói là sau các khóa dạy nghề này, tỷ lệ người có việc làm mới hoặc tiếp tục duy trì nghề cũ nhưng có năng suất tốt hơn, thu nhập cao hơn đạt 80,4%.
Không thể phủ nhận, nhờ quan tâm triển khai dạy nghề đã giúp lao động nông thôn vươn lên thoát nghèo, thậm chí có người đã làm giàu. Nhờ đó nông thôn đang ngày càng đổi mới, tiệm cận gần hơn với đô thị.
Bảo Anh
相关文章
TP.HCM tiêu hủy hơn 1,6 tấn ma túy là vật chứng trong 147 vụ án
Ngày 28/9, Cục THADS TP.HCM đã phối hợp với các sở, ban ngành, côn2025-01-26Giải vô địch CLB bowling toàn quốc 2017: Hà Nội thắng lớn
- Giải diễn ra từ ngày 05-10/11/2017 tại Bình Dương với sự tham dự của 72 VĐV (24 nữ) đến từ 6 đơn2025-01-26Chia sẻ của 2 ông bố cho con học tại nhà
-Nghe qua tưởng chừng “học tại nhà” là một hình thức học tập nhàn hạ, thảnh thơi khi trẻ và phụ huy2025-01-26Sự giàu có của Minh Hằng sau khi lấy chồng doanh nhân nghìn tỷ
Minh Hằng mới đây hạnh phúc khi khoe 2 căn biệt thự mới mua. Cô phấn khởi viết: "2025-01-26Ông Trương Gia Bình phát ngôn mạnh, vị thế FPT ở đâu trên sàn chứng khoán?
Bất chấp sự co hẹp của dòng tiền, các chỉ số vẫn bật tăng tốt ở phiên chiều nay (17/1). VN-Index đón2025-01-26Bị cáo 66 tuổi ngã quỵ tại tòa: Em ruột đề nghị thay thẩm phán
Trao đổi với PV VietNamNetngày 4/10, bị cáo Đỗ Thị Thuỷ, trú tại tổ 1, phường V2025-01-26
最新评论