Quân đội Nga trỗi dậy, Mỹ và NATO sẽ làm gì?_nhận định chuyên gia bóng đá hôm nay

Trước sự vươn lên và quan điểm cứng rắn của quân đội Nga,ânđộiNgatrỗidậyMỹvàNATOsẽlàmgìnhận định chuyên gia bóng đá hôm nay cùng với khủng hoảng tại Ukraina, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đang chú trọng tới việc phòng thủ lãnh thổ và các tiềm lực quân sự của mình.

Trong bài phân tích mới đây, tạp chí National Interest nhận định, việc triển khai thêm nhiều vũ khí hạt nhân của Mỹ tới châu Âu không phải là quyết định sáng suốt.

Quan hệ Nga – phương Tây đã rơi xuống mức thấp nhất trong hai năm qua kể từ sau Chiến tranh Lạnh, sau khi Nga tiến hành sáp nhập Crưm.

Cùng lúc, quân đội Nga nâng cấp tiềm lực hạt nhân và vũ khí thông thường. Chương trình này nhằm mục đích trang bị 70% vũ khí mới cho quân đội vào năm 2020. Trong đó bao gồm cả hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân phi chiến lược – vũ khí trên bộ, trên biển và trên không.

Trong khi đó, chỉ trong vòng 18 tháng qua, NATO đã chặn các máy bay ném bom chiến lược của Nga với tần suất tăng gấp 3-4 lần so với hồi năm 2013.

Các tàu ngầm nghi là của Nga xuất hiện ở vùng biển ven bờ Baltic. Tổng thống Nga Vladimir Putin khiến các đối thủ bồn chồn thêm khi ông nói về các vũ khí hạt nhân.

{keywords}

Phương Tây nhận thức rõ những động thái này. Các thành viên NATO đều đang tăng ngân sách cho quốc phòng. Họ nhất trí có các biện pháp để củng cố các lực lượng thông thường ở Baltic và khu vực Trung Âu, đồng thời tăng cường tiềm lực phản ứng nhanh.

Viễn cảnh không tưởng, nhưng đáng lo ngại

Một số nhà phân tích lo ngại về việc hiện đại hóa vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga, cũng như các đề cập thường xuyên hơn của ông Putin về những thứ liên quan tới hạt nhân.

Một mặt, họ cho rằng học thuyết quân sự phổ biến của Nga liên quan tới vũ khí hạt nhân có vẻ ‘lành tính’.

Theo học thuyết này, Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong hai trường hợp: nếu như vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt được dùng để tấn công Nga hoặc các đồng minh; hoặc nếu như lực lượng phi hạt nhân tấn công Nga và an ninh của đất nước bị đe dọa.

Mặt khác, các nhà phân tích lại lo sợ về học thuyết quân sự mà Nga không phổ biến. Các cuộc tập trận gần đây có vẻ như có sự kết hợp sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tại Nga lúc này đang đề cập tới việc ‘xuống thang’ một cuộc khủng hoảng bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân loại nhỏ, phi chiến lược. Phương Tây hiện vẫn chưa hiểu rõ cách thức xuống thang này như thế nào trong việc lên kế hoạch của quân đội Nga.

Và đây là viễn cảnh mà các nhà phân tích châu Âu lo ngại: Quân đội Nga có thể sử dụng lực lượng vũ trang thông thường để chiếm một phần Estonia hoặc Latvia để ‘bảo vệ’ cộng đồng người gốc Nga.

Trong tình huống đó, NATO có thể không kịp phản ứng để đánh bại cuộc tấn công ngay tại chỗ, nhưng có thể sắp đặt sức mạnh quân sự thông thường để giải phóng vùng bị chiếm đóng.

Tiếp đó chuyện gì sẽ xảy ra nếu Moscow đe dọa dùng vũ khí hạt nhân phi chiến lược để đẩy lùi phản công của NATO bằng vũ khí thông thường, hoặc ngăn (hay đảo ngược) một cuộc phản công của NATO khiến lực lượng Nga phải lui quân?

Tất nhiên, kịch bản như vậy và khả năng Nga mở chiến dịch tấn công quân sự thông thường vào một quốc gia Baltic là khó xảy ra, nhưng không thể hoàn toàn bác bỏ.

Thêm vũ khí hạt nhân của Mỹ tại châu Âu?

Dù viễn cảnh trên khó xảy ra nhưng một số nhà phân tích đã kêu gọi NATO củng cố sự hiện diện của vũ khí hạt nhân, bao gồm cả các vũ khí hạt nhân đời mới của Mỹ.

Dẫu vậy, việc triển khai các vũ khí hạt nhân mới có vẻ như không phải là lựa chọn khôn ngoan bởi trong một viễn cảnh xung đột xảy ra, bên nào sử dụng vũ khí hạt nhân trước là bên đó chịu rủi ro lớn hơn cả.

Có năm khía cạnh cần xem xét liên quan tới phương án này.Thứ nhất,rất ít thành viên của NATO hoan nghênh việc đưa vũ khí hạt nhân Mỹ vào châu Âu. Thứ hai, thực tế Nga triển khai nhiều loại vũ khí phi chiến lược không có nghĩa là Mỹ cũng phải bố trí tương đương.

Thứ ba, một Tổng thống Mỹ hiếm có khi nào cần tới vũ khí hạt nhân, nếu như Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ bị tấn công phủ đầu bằng loại vũ khí này.

Thứ tư,việc đưa thêm vũ khí hạt nhân Mỹ vào đất châu Âu khó có thể tác động tới tính toán của Kremlin về mối đe dọa hoặc việc sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược nhằm đáp trả một cuộc phản công bằng vũ khí truyền thống của NATO tại Baltic.

Đây có thể là một canh bạc quá lớn và quá rủi ro cho Nga.

Vì nếu Nga chọn vũ khí hạt nhân để đáp trả NATO, điều này có thể khiến Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân để phản đòn. Kremlin thừa hiểu hệ quả của việc dùng vũ khí hạt nhân trước. Do đó, việc có thêm tên lửa hạt nhân tại châu Âu cùng với bom B61 không làm Moscow thay đổi tính toán của họ.

Thứ năm,cách phản ứng phù hợp nhất với việc Nga tăng cường vũ trang là NATO nên củng cố các tiềm lực vũ khí thông thường của mình. Điều này sẽ trở nên rất quan trọng vì Nga đang tìm cách hiện đại hóa quân đội của mình nhằm vượt qua ưu thế của NATO.

Lê Thu

Nhà cái uy tín
上一篇:Cúp xe đạp TH TP.HCM 2024: Petr Rikunov đoạt áo vàng chung cuộc
下一篇:Lịch thi đấu seagame 29 hôm nay 26/8