Tại Hội nghị tổng kết,ìsaoViệtNamraquyđịnhkhôngcấpphépgamebàti le ca cuoc đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT) đã phổ biến nhiều điểm mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Quy định mới về trò chơi điện tử trên mạng
Nghị định 147 đã điều chỉnh, cắt giảm bớt các điều kiện, thủ tục không cần thiết và giảm thời gian thẩm định, cấp phép, đối với cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
Theo đó, Nghị định 147 phân cấp cho Sở TT&TT cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng và Giấy xác nhận phát hành trò chơi G2, G3, G4 trên mạng.
Tính đến ngày 15/11/2024, đã có 288 Giấy phép trò chơi điện tử G1 được cấp, trong đó có 184 Giấy phép G1 còn hiệu lực. Tính đến thời điểm này, có 1.687 trò chơi được cấp Quyết định G1, trong đó có 1.125 trò chơi đang phát hành, 562 trò chơi đã dừng phát hành.
Với trò chơi điện tử G2, G3, G4, đã có 192 Giấy chứng nhận được cấp. Tổng cộng có 16.331 trò chơi được cấp Giấy xác nhận G2, G3, G4, trong đó có 15.321 trò chơi đang phát hành, 1.011 trò chơi đã dừng phát hành.
Chia sẻ về một quy định mới đáng chú ý trong hoạt động quản lý trò chơi điện tử trên mạng, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết, Chính phủ đã bổ sung thêm quy định không cấp phép đối với các trò chơi có thưởng trong cơ sở kinh doanh casino, game sử dụng hình ảnh lá bài.
“Điều này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của thể loại game này tới người chơi game”, Cục PTTH&TTĐT cho biết.
Nội dung Nghị định 147 còn yêu cầu xác thực người chơi bằng số điện thoại di động tại Việt Nam, bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được tham gia chơi game.
Theo Cục PTTH&TTĐT, để bảo vệ trẻ em, người chơi dưới 16 tuổi khi đăng ký chơi game, cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đăng ký tài khoản bằng thông tin của mình. Họ có trách nhiệm phải giám sát và quản lý thời gian chơi và nội dung game mà người chơi dưới 16 tuổi truy cập.
Nghị định cũng yêu cầu doanh nghiệp game, cho thuê máy chủ, chỗ đặt máy chủ, doanh nghiệp viễn thông, Internet phải phối hợp, triển khai giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật.
“Người chơi dưới 18 tuổi chỉ được chơi 1 game không quá 60 phút và tổng thời gian chơi trong ngày không quá 180 phút. Những quy định này nhằm giúp hạn chế thời gian chơi game của trẻ”, bà Lê Thu Hà, Trưởng Phòng Thông tin điện tử (Cục PTTH&TTĐT) cho biết.
Bên cạnh đó, Nghị định 147 cũng bổ sung quy định phòng chống game lậu, game xuyên biên giới, dán nhãn các game đã được cấp phép. Cụ thể, kho ứng dụng xuyên biên giới phải chặn, hạ các game chưa được dán nhãn và tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh toán của Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam, gồm cả việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Làm rõ các quy định về quản lý trò chơi điện tử trên mạng
Lý giải rõ hơn về các quy định mới, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho hay, đối với băn khoăn về việc phê duyệt game G2, G3, G4, Cục không yêu cầu phê duyệt từng game.
“Có những công ty phê duyệt mấy chục game cùng lúc. Tuy nhiên, để đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ, cơ quan quản lý hướng dẫn doanh nghiệp chia ra thành các bộ hồ sơ ở mức độ vừa phải. Khi phân cấp xuống, Sở TT&TT và các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp xử lý sao cho thuận tiện nhất”, bà Huyền chia sẻ.
Với quy định giới hạn thời gian chơi game của trẻ 180 phút/ngày, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho biết, đây là quy định về thời gian chơi với các game của cùng một doanh nghiệp.
“Thực tế vẫn chưa có quy định về việc kết nối quản lý tài khoản của tất cả doanh nghiệp với nhau, sẽ rất khó đối chiếu nếu tính tổng thời gian chơi game của nhiều doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hiện chỉ có thể quản lý được tài khoản người chơi các tựa game của mình”, Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Huyền lý giải.
Cục PTTH&TTĐT cũng đã làm rõ các thắc mắc về quy định liên quan đến việc cung cấp thông tin của cha, mẹ, người giám hộ của người chơi game dưới 16 tuổi.
“Trẻ em tự đứng tên tài khoản chơi game, doanh nghiệp sẽ có thêm trường thông tin liên quan đến người giám hộ”, đại diện Cục PTTH&TTĐT chia sẻ.
Đối với câu hỏi về việc quản lý game xuyên biên giới, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho biết, các game cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam mà không được cấp phép đều đang vi phạm pháp luật. Kho ứng dụng xuyên biên giới có trách nhiệm yêu cầu nhà phát hành game xuất trình giấy phép, nếu không sẽ không được phát hành tại Việt Nam.
“Chúng tôi đang phối hợp với các kho ứng dụng nước ngoài nhằm đảm bảo môi trường cung cấp dịch vụ bình đẳng giữa doanh nghiệp xuyên biên giới với các doanh nghiệp trong nước”, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT nhấn mạnh.
Cấm chơi game quá 180 phút sẽ giảm 'nghiện game', phạm tội ở người trẻTheo quy định mới về quản lý Internet vừa được Chính phủ ban hành, trẻ em dưới 18 tuổi không được chơi một tựa game quá 60 phút/ngày.(责任编辑:Cúp C2)