Việt Nam chưa có đại học thực sự phi lợi nhuận_trức tiếp bóng đá hôm nay
- Trong giai đoạn còn tương đối “hỗn mang” khoảng 25 năm trở lại đây,ệtNamchưacóđạihọcthựcsựphilợinhuậtrức tiếp bóng đá hôm nay các trườngĐH tư ở Việt Nam còn đang tìm chỗ đứng và xác định cá tính căn bản của mìnhtrong một nước độc lập, thống nhất cũng như trong một thế giới chưa bao giờ ítbiên giới hay rào cản như ngày nay.
Phần 1: Thế nào mới là đại học phi lợi nhuận?
Một vài điều cần nói ngay
Tư cách “công ty” (corporation) được luật pháp công nhận có quyền giao dịch vàtham gia vào các lĩnh vực trong xã hội, như một “người” (tư cách pháp nhân) vàcác cá nhân đứng sau đó không bị liên lụy trực tiếp về tài chính.
Nói cách khác,“công ty” là một tấm bình phong để cá nhân đứng sau đó không mang trách nhiệmtrực tiếp với các sinh hoạt của công ty.
Do đó, mọi cá nhân hay tổ chức muốn cótư cách pháp nhân để hoạt động trong xã hội phải đăng ký như một công ty, đểtránh trách nhiệm cá nhân. Công ty có thể là “vì lợi nhuận” hay “phi lợi nhuận”.
Ảnh Lê Anh Dũng |
Công ty “phi lợi nhuận” có mọi quyền và trách nhiệm về kinh tế như những công ty“vì lợi nhuận”: lập khế ước, giao kèo, buôn bán sản phẩm hay dịch vụ, thuê haysa thải lao động, tuân thủ luật lao động, đóng bảo hiểm cho công ty và cho nhânviên, trả vào quỹ an sinh xã hội, v.v… cũng như có quyền sinh lãi (tiền lời) quacác hoạt động kinh doanh của mình.
Nhưng công ty “phi lợi nhuận” không có cổ đông như một công ty thường. Tài sảncủa công ty PLN (phi lợi nhuận) thuộc về chính công ty đó (có thể là một nhàchùa, tu viện, trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, viện cô nhi, hay một dịchvụ nào đó …) chứ không thuộc về cá nhân hay nhóm nào. Điều hành một công ty PLNnhư vậy là một Hội đồng quản trị (HĐQT) do thành viên chỉ định hay bầu lên(self-perpetuating board) từng nhiệm kỳ, với trách nhiệm chính là trung thành vàquản lý công ty cho hiệu quả.
Vì thế, khi công ty PLN lỗ, HĐQT có trách nhiệm phải tìm thêm tài nguyên hay bớtsinh hoạt cho cân bằng ngân sách. Ngược lại, khi công ty PLN có lời, số tiền lờinày chỉ được dùng để phát huy công ty này mà thôi; không một cá nhân hay nhómnào khác được sử dụng số lời này.
Các ĐH PLN ở Mỹ cũng là những công ty PLN, và hoạt động theo mô hình này. Khi họđược chính phủ thừa nhận là PLN, không những chính nhà trường được miễn thuếtrong các dịch vụ liên quan đến giáo dục mà các nhà hảo tâm hiến tặng cho nhàtrường này cũng được miễn thuế trên khoản hiến tặng.
Thường thường, các trường PLN sử dụng những khoản tiền hay hiện vật hiến tặngmột cách rất bảo thủ, cẩn thận: họ đầu tư số tiền này và hàng năm chỉ dùng tiềnlời của những đầu tư này vào việc giáo dục. Như vậy, số tiền hiến tặng sẽ cònmãi mãi để giúp các thế hệ đi sau. Từ chính xác của tiếng Anh là“Endowment”,không những là “hiến tặng” mà còn để dành vốn, chỉ dùng tiền lời, vào việc giáodục hay từ thiện.
Từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, các ĐH lớn của Mỹ đã tích lũy những quỹendowmentngoạn mục: Quỹ của ĐH Harvard, chẳng hạn, đã lên đến hơn 35 tỷ USDcách đây vài năm. Và khi nào mà các cựu sinh viên hay đại gia còn muốn hiến tặngcho Harvard thì quỹ này sẽ còn tăng thêm nữa.
Tóm lại, đó là phương thức nước Mỹ đã tạo nên và phát huy một nền giáo dục cảcông lẫn tư vững vàng, hiệu quả --tuy không phải là hoàn hảo—như chúng ta chứngkiến. Phải có chiến lược lâu dài, phải có thời gian, phải có chính sách khônngoan, và phải có những đại gia, những cựu sinh viên, với tinh thần cộng đồngcao.
Đại học tư ở Việt Nam
Trong giai đoạn còn tương đối “hỗn mang” khoảng 25 năm trở lại đây, các trườngĐH tư ở Việt Nam còn đang tìm chỗ đứng và xác định cá tính căn bản của mìnhtrong một nước độc lập, thống nhất cũng như trong một thế giới chưa bao giờ ítbiên giới hay rào cản như ngày nay.
Một vài nhận xét cơ bản: thứ nhất, ĐH công và tư mọc lên như nấm sau năm 2000;hầu như tỉnh nào, bộ nào, công ty nào có máu mặt… đều muốn mở ĐH và đưa ngườicủa mình vào các ghế lãnh đạo ĐH. (4)
Một số còn đặt mình vào ghế hiệu trưởng hay chủ tịch, với một mảnh bằng tiến sĩtừ đâu đó, và nghiễm nhiên bước vào giới trí thức cao.
Thứ hai, đầu tư vào ĐH có thể sinh lãi rất to và rất nhanh. Điều này vừa có lợivà vừa là nguy cơ cho nhà trường. Có những trường dùng lợi nhuận để tăng trưởngnhưng vẫn giữ được nhóm lãnh đạo đồng nhất và tiến trình tương đối bền vững;nhưng cũng đã có những trường mà giới lãnh đạo thời kỳ đầu đã xâu xé nhau đểtranh quyền hay tranh lợi. Trường hợp đầu phải kể đến những ĐH như Hoa Sen,Thăng Long, Duy Tân, FPT, hay Văn Lang … và trường ĐH Hùng Vương có lẽ là điểnhình cho trường hợp sau.
Thứ ba, ở Việt Nam cho đến nay, chưa có một đại học thực sự phi lợi nhuận (PLN)hiểu theo mô hình của Mỹ. Có thể có một vài ĐH tư tự xưng là PLN, nhưng cốt lõicũng chỉ là “PLN theo định hướng XHCN” chứ không thật sự PLN, như đã trình bầy ởphần trên.
ĐH Hoa Sen ở TP HCM, nơi tôi có dịp cộng tác trong hai năm 2012 và 2013 ở cấptrưởng khoa và nhờ đó hiểu được phần nào tổ chức của trường, có thể là một ví dụcụ thể về tính cách PLN này.
Năm 2007, trường cao đẳng Hoa Sen được phép của Bộ GD-ĐT trở thành trường đạihọc. Hội đồng quản trị từ đó đến nay do ông Trần Văn Tạo, nguyên Phó Giámđốc Công an TPHCM và nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy, làm chủ tịchvà TS sử học Bùi Trân Phượng là phó chủ tịch kiêm hiệu trưởng. Hai phó hiệu trưởng mấy năm saunày là Th.S. Phạm Thị Thủy phụ trách tài chánh và Th.S. Đỗ Sỹ Cường phụ tráchhọc thuật, kiêm bí thư chi bộ Đảng. Cả ba thành viên ban giám hiệu (HT và haiPHT) đều là Đảng viên.
Về mặt tài chính, Trường ĐH Hoa Sen đã rất thành công, theo như con số của nhàtrường báo cáo cho Hội đồng cổ đông hàng năm: thu nhập năm đầu tiên thành ĐH(2007) là 85 tỷ VNĐ đã tăng tới 267 tỷ trong năm 2013 vừa qua. Tăng khoảng gấpba lần trong 7 năm.
Tương tự, lợi nhuận (chênh lệch chi thu) sau thuế cũng tăng từ 11.8 tỷ VNĐ năm2007 đã lên đến năm 65.4 tỷ năm 2013; nghĩa là lợi nhuận tăng lên gấp 6 lầntrong 7 năm. Trừ những hành vi phạm pháp, ít có đầu tư nào có thể tăng trưởngnhanh và đều như thế.
Nhưng có lãi không phải là điều xấu. Trái lại là khác; nó chứng minh được khảnăng quản lý của giới lãnh đạo nhà trường. Nó chỉ xấu nếu ĐHHS không đào tạosinh viên của mình như đã hứa hẹn; và nếu nhìn vào con số của Hoa Sen công bố,về tỷ số sinh viên có việc làm khi ra trường, thì HS có kết quả khá tốt. Tốt hơnnhiều trường, công cũng như tư, ở Việt Nam hiện nay.
Vậy ĐHHS có phải là một trường PLN như nhà trường tự xưng không?
Hôm 17/3/2014, Đảng ủy ra nghị quyết số 07/NQ-DU và ngay hôm sau, Hiệu trưởng Bùi TrânPhượng ra công văn cho nhân viên từ cấp trưởng bộ phận trở lên khẳng định rằng: “Tôi sẽ triển khai đến toàn thể cấp trưởng bộ phận để phối hợp, lãnh đạo toànthể giảng viên, nhân viên nhà trường kiên quyết thực hiện chủ trương giữ vững đường lối phi lợinhuận của nhà trường, … đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của giảng viên, nhân viên và các cổ đông của nhà trường.”
Theo như Ban giám hiệu và HĐQT của Hoa Sen báo cáo cho Đại hội Cổ đông hàng năm,cổ đông của Hoa Sen đã nhận được ít nhất 12% (năm 2012) và cao nhất là 22% (năm2013) tiền lời mỗi năm, kể từ 2007.(6)
Đặc biệt hai năm 2012 và 2013, HĐQT quyết định tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ lên 72tỷ (2012) và một năm sau lại lên 110 tỷ (2013). Không có con số chính xác về trịgiá của trường ĐHHS, nhưng một số chuyên gia ước lượng trị giá này đã tăng từkhoảng 15 tỷ (2007) lên tới mấy trăm tỷ hiện nay.
Thêm vào đó, công ty Hoa Sen đã hai lần phát hành “cổ phiếu thưởng” cho cổ đônghiện hữu: năm 2012 với tỷ lệ 140/100 và năm 2013 với tỷ lệ 153/100; nghĩa là sốcổ phiếu của mỗi cổ đông đã tăng lên hơn gấp đôi nếu họ là cổ đông từ trước năm2011. Có thể nói, cổ đông của ĐHHS đã làm giàu khá nhanh và khá bền vững quaphương thức đầu tư này.
Đối với giảng viên và nhân viên, Đại hội đồng Cổ đông của trường Hoa Sen hàngnăm vẫn chấp thuận tặng tiền thưởng cuối năm cho mọi người cũng như những mónquà khoảng 500,000 vào những dịp lễ như Ngày Nhà Giáo 20/11, Quốc khánh 2/9, LễLao Động 1/5, Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8/3, v.v… Năm 2013, số tiền thưởng cuối nămtương đương với hai tháng lương.
Việc Trường ĐH Hoa Sen vẫn là một trường “vì lợi nhuận” như mọi trường tư khác ởViệt Nam hiện nay không phải là một đại họa. Làm kinh tế lương thiện không có gìđáng chê trách; làm kinh tế bằng dịch vụ giáo dục cũng không có gì phải xấu hổ;và nhà trường đạt được nhiều lãi cho cổ đông cũng không vi phạm luật pháp nào.
Vấn đề đặt ra ở đây là ĐH Hoa Sen có nên là PLN hay không? Áp dụng phươngchâm “sống tử tế” của nhà trường thì tôi nghĩ là không nên, vì dễ gây ngộ nhận cho sinh viên, phụhuynh, và cho chính các nhân viên, giảng viên của trường. Tôi không lo cho cổđông của trường; họ biết họ là chủ nhà trường và họ vẫn nhận cổ tức rất đều đặnhàng năm.
Nhưng cũng nhân dịp này, tôi hy vọng ĐH Hoa Sen sẽ chỉnh đốn lại nội bộ, từ việc điềuhành, kế toán và quản lý đến các vấn đề học thuật, giáo dục khai phóng và phụcvụ sinh viên, cho đến việc đãi ngộ tử tế và tương xứng với nhân viên, giảng viênlà những rường cột của bất cứ ĐH nào … để trường này, đang trên đà tiến triểntốt, sẽ còn tiến xa hơn nữa và tối thiểu cũng cạnh tranh ngang hàng với cáctrường quốc tế trong khu vực Đông Nam Á.
Một ngày đẹp trời nào đó, biết đâu Việt Nam sẽ may mắn có một đại gia với tấmlòng cũng rộng như gia tài của họ, sẽ mở và nuôi một trường ĐH thật sự philợi nhuận, để rồi chừng một thế kỷ nữa, con cháu chúng ta mới nên nói đến chuyện“trường đẳng cấp quốc tế” hay dám so sánh với Stanford, Harvard.
GS Vũ Đức Vượng nguyên là giám đốc Chương trình giáo dục tổng quát tại Trường ĐH Hoa Sen. Hiện là chủ biên tờ Trồng Người - một "chợ" đầu mối về các vấn đề giáo dục ở Việt Nam. |
- Vũ Đức Vượng
Chú thích :
(4) “Việc mở rất nhiều trường ĐH trong thời gian qua dường như là do mắc bệnh“háo danh”. Việc cho phép mở các trường ĐH ở tất cả các tỉnh là một sai lầm”.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140514/dai-hoc-hoc-dai.aspx
(5) Quyết định số 274/2006/QĐ-TTg, ngày 30/11/2006 của Thủ tướng cho thành lậptrường ĐH Hoa Sen
(6) Bảng tóm lược lợi nhuận của Hoa Sen:
Năm Lợinhuận Chiacổ tức %
2007 11.850 tr. 2.100tr. 18%
2008 9.400 tr. 1.700tr. 18%
2009 15.700 tr. 2.250tr. 14%
2010 17.000 tr. 2.250tr. 13%
2011 19.200 tr. 3.450tr. 18%
2012 37.400 tr. 3.600tr. 12%
2013 65.400 tr. 14.400tr. 22%
相关文章
Quy tắc nuôi dạy con siêu hiệu quả: '7 phần cứng rắn, 3 phần cưng chiều'
Làm sao để chặng đường nuôi con trở nên nhẹ nhàng và thành c2025-01-27Hai cô gái kết hôn bất chấp sự phản đối của cha mẹ
- Hai cô gái ở Đài Loan sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm vẫn quyết tâm tổ chức đám cưới sau 11 n2025-01-27Võ Thành Tâm tái xuất với dự án phim ngắn đầy ý nghĩa
Phim ngắn 'Về đâu'Mang theo nỗi băn khoăn trăn trở với những hành động “tàn phá môi trường một cách2025-01-27Running man tập 4: Phạm Quỳnh Anh gặp 'nạn' giữa trận chiến của Ưng Hoàng Phúc và Bỉnh Phát
Tuần này, tập 4 của "Chạy đi chờ chi" (Running Man bản Việt) tiếp nối thử thách "Karaoke trong phòn2025-01-27Giá xe Toyota Camry cũ 400 triệu, có nên mua?
Tôi đang sử dụng một chiếc KIA Morning sản xuất năm 2011 và đang muốn chuyển sang một c2025-01-27Lời chúc Tết sếp năm Giáp Thìn 2024 hay và ý nghĩa nhất
1. Năm mới Tết đến, chúc sếp luôn vui tươi, khoẻ mạnh và luôn tràn đầy năng lượng để dẫn dắt công ty2025-01-27
最新评论