Thông tin được hãng định giá thương hiệu Brand Finance chia sẻ tại sự kiện công bố danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022 do Brand Finance và Công ty cổ phần Mibrand Việt Nam tổ chức sáng nay 21/9.
TheẫnđầutopthươnghiệugiátrịnhấtViệnhận định psg vso ông Alex Haigh, Giám đốc Điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế và hiện có một thị trường phát triển nhanh chóng, ngày càng trở nên đa dạng hơn.
Lễ công bố 50 thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam. |
Các thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng kỷ lục trong đại dịch Covid-19. Trong giai đoạn từ 2019 - 2022, Việt Nam tăng trưởng đạt 74% và là thị trường có sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất.
Năm 2022, tổng giá trị thương hiệu trong Top 50 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng lên tới 36%, cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Viễn thông là lĩnh vực giá trị nhất. Theo số liệu được công bố, 4 thương hiệu viễn thông có tổng giá trị là 13.136 triệu USD và trở thành lĩnh vực đóng góp nhiều giá trị nhất cho bảng xếp hạng tại Việt Nam. Tiếp theo là ngành ngân hàng với 8.504 triệu USD giá trị thương hiệu và 12 thương hiệu, đứng thứ 3 là ngành thực phẩm với 3.460 triệu USD và 7 thương hiệu.
Trong số các doanh nghiệp viễn thông, Tập đoàn Công nghiệp, Viễn thông Quân đội (Viettel) được định giá 8,8 tỷ USD với mức tăng trưởng 44,5% và là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm thứ tư liên tiếp.
Brand Finance đánh giá, doanh thu của Tập đoàn Viettel đã tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021, thương hiệu này luôn chú trọng đến hoạt động đổi mới sáng tạo, tính bền vững và ấn tượng tại các thị trường ngoại. Viettel Global (một công ty con của Viễn thông Viettel) đã báo cáo doanh thu hàng quý cao kỷ lục 237 triệu USD trong quý 1/2022, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu vực châu Phi, Đông Nam Á và Mỹ Latinh vẫn giữ vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của Viettel Global.
Doanh nghiệp viễn thông chiếm vị trí đầu trong Top 10 doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam. |
Có mức độ tăng trưởng chậm hơn nhưng vẫn giữ vị trí thứ 2 trong top thương hiệu giá trị nhất là VNPT với mức định giá 2,858 tỷ USD. Trong vòng 5 năm trở lại đây, VNPT đã tăng trưởng cả về giá trị thương hiệu và sức mạnh thương hiệu. Tập đoàn này đã ký kết những thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam và các đối tác để cải thiện những giải pháp kết nối và mạng lưới truy cập 5G tại Việt Nam.
Trong khi đó, MobiFone, một trong top 10 trên bảng xếp hạng quốc gia Việt Nam kể từ năm 2015, đã sụt giảm sức mạnh thương hiệu và mất 1,53 điểm chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index BSI) từ 76,95/100 điểm năm 2021 xuống 75,42/100 điểm năm 2022. Tuy nhiên, Brand Finance dự báo thương hiệu này sẽ tăng trưởng cao nhờ vào việc trở thành nhà mạng di động đầu tiên tại Việt Nam có dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại di động trên cả nước.
Duy Vũ
Đài truyền hình địa phương vẫn chọn mua qua kênh truyền dẫn phát sóng qua đại lý, dù biết rằng mua kênh trực tiếp của doanh nghiệp có hạ tầng như VTV, AVG, VTC sẽ được hỗ trợ nhanh hơn.