Có mặt trên Internet từ hơn một thập kỷ qua nhưng rất ít người nắm được cách thức hoạt động của Google Maps.
Chẳng hạn,ữngbímậtcủabảnđồcupc1 làm thế nào Google có thể tạo ra bản đồ chính xác cho nhiều khu vực khác nhau? Hay Google làm thế nào để thu thập một lượng dữ liệu khổng lồ về thế giới? Ai là người duy trì và cập nhật các bản đồ đó?
Có rất nhiều câu hỏi mà người dùng thắc mắc. Những thông tin dưới đây sẽ phần nào thỏa mãn trí tò mò đó.
Tại sao lại có Google Maps?
Google Maps là một phần của sứ mệnh tổ chức thông tin toàn thế giới để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận từ mọi nơi. Google tự nhận thực hiện sứ mệnh đó.
Nhưng thông tin Google đang tổ chức không chỉ ở dạng online. Một số lượng lớn người dùng không thường xuyên online, và Google Maps chính là cầu nối giữa cái mà chúng ta nhìn thấy trong đời thực với thế giới trực tuyến.
Google Maps đang là dịch vụ bản đồ thông dụng nhất hiện nay trên máy tính, điện thoại, xe hơi... |
Có rất nhiều dạng thông tin offline như hệ thống đường cao tốc, biển báo, tên đường, tên công ty… Nhiệm vụ của Google Maps là đưa các thông tin này lên mạng và còn nhiều hơn thế.
Google Maps thu thập bao nhiêu dữ liệu?
Google đang thu thập, tổ chức và biên dịch hàng chục triệu gigabyte dữ liệu cho Google Maps. Ấn tượng ở chỗ không có dữ liệu nào trong số này cũ tới 3 năm.
Để hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu khổng lồ trên, Google đã hợp tác với nhiều đối tác khác nhau trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Bản đồ Cơ sở (BMPP).
Các dữ liệu do đối tác cung cấp có thể bao gồm những thay đổi về đường biên giới, tuyến đường biển, đường xe đạp và rất nhiều thứ khác.
Street View - đường phố 360 độ
Google Street View là tính năng cực hay dành cho người dùng. Nó có khả năng hiển thị ảnh 360 độ mọi góc phố trên bản đồ.
Kết hợp GPS với khả năng nhận dạng ký tự quang học cải tiến, Google Street View đang rất mạnh – nó có thể “đọc” những thứ như biển báo, tín hiệu giao thông, tên công ty, doanh nghiệp trong khu vực.
Bản đồ vệ tinh
Một lớp khác của Google Maps chính là cơ chế xem ảnh vệ tinh. Google đã kết hợp cơ chế này với dịch vụ Google Earth, cho phép người dùng xem ảnh chụp vệ tinh độ phân giải cao của một khu vực cụ thể.
Các hình ảnh này được đối chiếu với các lớp dữ liệu khác của bản đồ như Street View, hay dữ liệu do đối tác bên ngoài gửi cho phép cập nhật kịp thời các thay đổi về địa chất, các tòa nhà…
Thông tin vị trí
Không có nhiều thông tin về việc Google đã sử dụng các dịch vụ vị trí di động như thế nào để cập nhật thông tin cho Google Maps, nhưng rõ ràng dịch vụ vị trí đang đóng vai trò rất quan trọng.