您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

Lời cay đắng của người mẹ liệt: Chỉ muốn chết nhanh để khỏi làm khổ con_querétaro – pumas unam

Nhà cái uy tín4人已围观

简介Vụ việc con gái đánh đập, đổ chất thải lên người mẹ già ở Long An gần đây thật quá đau lòng. Tôi thự ...

Vụ việc con gái đánh đập,ờicayđắngcủangườimẹliệtChỉmuốnchếtnhanhđểkhỏilàmkhổquerétaro – pumas unam đổ chất thải lên người mẹ già ở Long An gần đây thật quá đau lòng. Tôi thực sự không dám xem hết cái clip ấy.

Sống trên cõi đời đã quá 50 năm, tôi biết, những chuyện như thế không nhiều. Nó càng không phải là điển hình để đánh giá về lòng hiếu thảo của người Việt.

Thế nhưng, nó cũng khiến người ta phải suy ngẫm.

Cạnh nhà tôi có một bà cụ, năm nay đã ngoài 90 tuổi. Khoảng 2, 3 năm trước, tôi vẫn thấy cụ giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa, nhặt rau nhặt cỏ ở sân vườn.

Nhưng nay thì khác, sau một cú trượt chân ngã, cụ bị gẫy chân nên chỉ ngồi một chỗ.

Con dâu của cụ nói rằng, sau khi bị ngã, sức khỏe cụ yếu hẳn. Đầu óc cũng không còn minh mẫn nữa.

Bẵng đi một thời gian, một hôm đứng ở sân nhà mình, tôi nghe thấy tiếng kêu của bà cụ nên chạy sang.

Các con của cụ không có nhà nên thấy tôi, cụ cứ chắp tay xin một bát cơm. Cụ bảo, hôm trước, vì trót đi vệ sinh ra giường nên cụ bị con trai phạt, không cho ăn.

Tôi vội về nhà lấy biếu cụ đĩa xôi và khoanh giò vì hôm ấy nhà tôi có giỗ. Cụ cầm vội, ăn lấy ăn để hết quá nửa đĩa.

Phần còn lại, cụ gói cẩn thận rồi giấu dưới gối. Cụ bảo, nếu các con nhìn thấy, chúng sẽ mắng. Chúng bảo, cứ ăn nhiều thì bao giờ mới chết, hoặc ăn nhiều rồi lại phải đi vệ sinh, không ai hầu được…

Câu chuyện bà cụ kể, tôi không rõ thực hư đến đâu vì cụ bị lẫn. Nhưng nghe xong, tôi vẫn thấy cám cảnh.

{keywords}
 

Về nhà, tôi lại nghĩ đến dì của tôi. Dì là mẹ đơn thân, sinh được 1 người con trai khi đã gần 40 tuổi. Theo lẽ thường quê tôi, những trường hợp đơn thân sẽ xác định ở chung với con cả đời. Thế nhưng, dì thì khác.

Con trai lấy vợ, dì xây nhà cho con ở riêng. Ngôi nhà của con cách nhà dì gần 1km. Dì bảo, khoảng cách như vậy là hợp lý, đủ để mẹ con có thể hỗ trợ nhau nhưng vẫn giữ được sự tự do cho mình.

Năm 2015, dì 73 tuổi, bị tai biến, phải nằm 1 chỗ. Cô con dâu đi làm xa (sáng đi tối về), không thể chăm lo cho mẹ nên con trai dì phải nghỉ việc phụ xe đường dài – công việc vốn mang lại thu nhập chính cho gia đình để ở nhà làm ruộng, nấu cơm, phục vụ mẹ.

Sau hơn 1 năm như thế, áp lực kinh tế cộng thêm sự chán nản, mệt mỏi vì chăm người ốm khiến cậu cáu kỉnh, bức bối.

Dì tôi thấy vậy bèn vét sạch túi được gần 50 triệu, đưa cho con lấy vốn làm ăn.

Có tiền trong tay nhưng tính đi tính lại, cậu cũng không thể làm được gì khi vướng bận mẹ già đang nằm liệt giường liệt chiếu. Cuối cùng, cậu đành vay thêm tiền, mở dịch vụ cho thuê bát đĩa, bàn ghế, phông bạt để có thể quanh quẩn gần nhà.

Nhưng không biết vì không có duyên hay vì đồ của cậu sắm không đẹp như người khác nên khách đến thuê rất ít, cả tháng mới được 1 vài đám.

Vậy là, tiền không sinh ra, tiền vốn đã cạn, lãi mẹ đẻ lãi con khiến vợ chồng cậu cãi nhau, đánh nhau liên tục. Dì tôi nằm trong buồng, nghe các con cãi vã, nước mắt chảy dài mà không biết phải làm thế nào.

Một lần, dì bảo với con trai, cứ kiếm việc đi làm, kệ dì ở nhà một mình. Mỗi ngày chỉ cần để cho dì 1 bát cơm ở đầu giường là dì có thể tự lo được.

Cậu con trai cũng nghe lời mẹ, xin đi làm thuê (sáng đi, tối về). Nhưng làm được chừng 2 tháng, những người hàng xóm lại nói đến tai cậu, bảo cậu bất hiếu, để mẹ ở nhà với bát cơm thiu. Chất thải của mẹ không có ai đổ, để cả ngày nên mùi hôi thối nồng nặc.

Vậy là, cậu lại phải nghỉ việc ở nhà.

Có lần, vì ức chế quá, cậu uống rượu say rồi về quát mẹ, bảo vì mẹ mà cậu khổ.

Dì tôi nằm trên giường, nghiến chặt răng để khỏi bật ra tiếng nấc. Dì bảo với tôi, dì chỉ muốn được chết thật nhanh để giải thoát cho các con.

Dì luôn khẳng định rằng, các con không có lỗi, chúng rất có hiếu nhưng áp lực cuộc sống quá lớn lại thêm việc phải dành thời gian, công sức chăm sóc mẹ già khiến chúng đôi khi không kiểm soát được lời nói của mình.

Dì nói với tôi, giá như, nhà nước mình hỗ trợ, cho xây viện dưỡng lão ở các địa phương. Người già được đến đó với mức giá phù hợp chứ không phải quá cao như ở thành phố hiện nay thì tốt biết mấy.

Như vậy, dì và nhiều người già như dì sẽ xin đến ở, vừa có bạn, vừa được chăm sóc, các con cũng yên tâm đi làm, kiếm tiền. Rảnh rỗi, chúng đón mẹ về hoặc đến thăm mẹ thì cả hai sẽ đều được hạnh phúc.

Tôi gật đầu đồng ý với dì. Bởi ở hầu hết các gia đình, khi cha mẹ đến tuổi già, yếu, cần được chăm sóc thì cũng là lúc các con đang ở giai đoạn bận rộn nhất, cần phải nỗ lực nhất.

Nếu cứ quanh quẩn ở nhà để chăm sóc bố mẹ thì chúng sẽ bị guồng quay của xã hội bỏ rơi. Còn nếu chúng thuê người đến nhà chăm sóc, thì tiền bỏ ra không hề ít nhưng cũng không mua được sự yên tâm.

Chi bằng, có môi trường phù hợp cho người già thì sẽ không ai còn sợ tuổi già nữa.

Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi suy nghĩ của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn.




Cha mẹ lúc trẻ bớt ‘yêu’ con, về già được tự do, hạnh phúc

Cha mẹ lúc trẻ bớt ‘yêu’ con, về già được tự do, hạnh phúc

Sự việc cô con gái ở Long An đánh đập mẹ già xôn xao báo chí mấy ngày qua chắc chắn là một hành vi đáng lên án cả về góc độ luật pháp lẫn đạo đức.

Tags:

相关文章



友情链接