Các nhà nghiên cứu,ùngLựclượngVũtrangNhândânTrầnCôngAnNgườikếthừaxứngđánghàokhíĐồkèo chấp là gì thân nhân gia đình giao lưu tại buổi hội thảo
Người con ưu tú của quê hương Tân Uyên
Dẫn đề hội thảo, ông Nguyễn Văn Dành, Bí thư Thị ủy Tân Uyên, khẳng định: Đại tá Trần Công An (tức Trần Văn Kìa, Hai Cà) là người anh hùng mang những phẩm chất tuyệt vời của người chiến sĩ cách mạng, người con ưu tú của quê hương Tân Uyên. Một người cách mạng luôn đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết; vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng và tổ chức giao phó.
“Ai về xứ sở miền Đông/ Đều nghe danh tiếng của ông Hai Cà”. Bằng lối đánh bất ngờ, “lấy ít đánh nhiều”, trận đánh đầu tiên vào tháp canh cầu Bà Kiên ngày 19-3-1948 đã tạo bước ngoặt cho cách đánh mới, để rồi sau này hình thành nên Binh chủng Đặc công anh hùng, khiến quân thù khiếp sợ. Chính chiến công oai hùng đó, ngày 23- 8-1996, Đại tá Trần Công An được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”.
Sau màu áo lính, ở thời bình, ông lại tiếp tục lo nhà ở cho hàng chục người có công với nước. Nhờ đó hàng chục căn nhà tình nghĩa và hàng trăm đồng chí có việc làm ổn định. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TX.Tân Uyên luôn nhớ về ông, người anh hùng gần gũi, bình dị.
Hào khí Đồng Nai
Dẫn dắt hội thảo, tiến sĩ Huỳnh Ngọc Đáng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương, lý giải: Hào khí Đồng Nai là hào khí mang tên dòng sông lớn, có thể vì nó có dáng hình của dòng chảy con sông luôn hiền hòa bình dị nhưng lại có sức mạnh vô song, đã âm thầm cống hiến vĩ đại cho vùng đất và con người nơi đây. Anh hùng Trần Công An đã hấp thụ sinh lực của hào khí Đồng Nai, cả cuộc đời ông với tổng hợp những hành động và tính cách anh hùng của ông có dạng thể và được diễn ngôn như hình thể dòng chảy của sông Đồng Nai ở quê hương ông.
Thân dân, trọng dân, kính dân là phẩm chất đặc biệt của ông Hai Trần Công An - một người cán bộ hưu tríluôn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. |
Trong tổng hợp những hành động anh hùng của Trần Công An, đầu tiên phải nhắc đến sự kiện tay không bắt sống tên lính Tây ở cù lao, có vũ trang súng ống đầy đủ và cao to lực lưỡng hơn ông. Sau khi giao nộp tên lính Tây cho LLVT Tân Uyên, ngay tối hôm đó, ông đã tự châm lửa đốt nhà của mình, dẫn vợ con từ biệt xóm làng thân thích, thoát ly vào chiến khu, vừa tránh được giặc trả thù, vừa tiếp tục hoạt động cách mạng. Hành động này như dòng sông Đồng Nai một mình một thân tự tạo dòng chảy qua ngàn đồi núi thác ghềnh, tỏa xuống đồng bằng ra tận đại dương mênh mông…
Tiếp theo đó, với chiến thuật hạ tháp canh bằng cách đánh đặc biệt đã nhanh chóng tạo dựng tượng đài anh hùng của Trần Công An và LLVT Tân Uyên trong lòng quân dân cả Nam bộ. Bởi cách đánh này được đúc kết từ các kỹ thuật phổ biến trong dân gian, được nhân sao và truyền thêm sức mạnh trong quá trình vận dụng sáng tạo... Điều này có thể được diễn ngôn chính xác bằng lịch sử và sức mạnh vô biên của hào khí Đồng Nai.
“Ông tổ của lối đánh đặc công”
Đại tá Phạm Ngọc Vũ, Phó Tư lệnh Binh chủng Đặc công, cho biết Anh hùng LLVT nhân dân Trần Công An là người chiến sĩ anh hùng mở đầu cho cách đánh đặc công. Ông là người dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, luôn tìm mọi cách vượt lên những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đóng góp của ông không chỉ dừng lại ở những con số địch bị tiêu diệt, số lượng vũ khí trang bị thu được của địch... mà bằng hành động thực tiễn, ông đã tạo ra bước “đột phá” về lý luận, khai sinh ra lối đánh đặc biệt và là cơ sở, tiền đề để xây dựng một đội quân thực sự tinh nhuệ, thiện chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này, đó chính là Bộ đội Đặc công.
Trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên ngày 19-3-1948 thắng lợi và sau này, ngày 19-3 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Binh chủng Đặc công anh hùng. Tiếp nối truyền thống của các anh hùng đặc công nói chung và của anh hùng Trần Công An nói riêng, các thế hệ Bộ đội Đặc công hôm nay nguyện suốt đời phấn đấu, học tập và noi gương, tiếp tục góp phần nhỏ bé để xây dựng và phát triển Binh chủng Đặc công thực sự là đội quân đặc biệt tinh nhuệ, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó, xứng đáng với 16 chữ vàng truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời; mưu trí sáng tạo; đánh hiểm thắng lớn”...
Tại hội thảo, ông Mai Sông Bé, một người con của vùng đất cù lao Rùa chỉ ra rằng, Anh hùng LLVT nhân dân Trần Công An có nhiều điều đặc biệt. Có lẽ đặc biệt nhất là đến nay dù ông đã vềvới Bác Hồ12 năm nhưng mỗi lần đình làng Nhựt Thạnh cúng lệKỳYên, dân làng đều nhắc lại câu chuyện “Ông đại tálạy dân” với tình cảm vàlòng kính trọng đặc biệt dành cho người con ưu túcủa làng quê cùlao Rùa. Từđólàng Thạnh Hội nói với nhau: Ông Hai Trần Công An không chỉlạy thần linh màsáu cái lạy giữa đình làng chính lànhững cái lạy nhân dân, lạy truyền thống văn hóa của làng quê. Những cái lạy ấy đãđi vào lòng dân nên những điều hay lẽphải từchuyện tranh chấp cái mương nước hay chuyện mâu thuẫn gia đình khi ông Hai đến khuyên giải mọi người đều răm rắp nghe theo…
Thân dân, trọng dân, kính dân làphẩm chất đặc biệt của ông Hai Trần Công An - một người cán bộ hưu trí luôn học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChíMinh. Trong cuộc đời của ông, hơn 60 năm sống, chiến đấu, công tác với tư cách làmột người lính cóđầy đủphẩm chất cao quýcủa bộđội CụHồhết lòng vìnước, vìdân. Cho nên, đối với nhân dân cùlao Rùa - Thạnh Hội, ông Hai làmột người đặc biệt với rất nhiều sựkiện đặc biệt gắn liền với cuộc đời của một người màtrong hồi kýcủa mình, thiếu tướng Nguyễn Tư Cường - nguyên Tư lệnh Binh chủng Đặc công tôn vinh ông là“Ông tổ” của Binh chủng Đặc công.
Tiếp nối truyền thống cha ông, tuổi trẻ Thạnh Hội luôn tự hứa phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước để hoàn thành nhiệm vụ. Như lời bạn ĐỗNgọc Tài Chánh, Bí thư Xã đoàn Thạnh Hội, chia sẻ: “Anh hùng LLVT nhân dân Trần Công An đã để lại tài sản vô giá là tấm gương anh dũng, mẫu mực, kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương. Vì thế, cán bộ và nhân dân xã Thạnh Hội, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng tôi sẽ học tập để cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần làm cho quê hương cù lao Rùa ngày càng giàu đẹp, văn minh và nghĩa tình”.
“Hào khí Đồng Nai là hào khí mang tên dòng sông lớn, có thể vì nó có dáng hình của dòng chảy con sông luôn hiền hòa bình dị nhưng lại có sức mạnh vô song, đã âm thầm cống hiến vĩ đại cho vùng đất và con người nơi đây. Anh hùng Trần Công An đã hấp thụ sinh lực của hào khí Đồng Nai, cả cuộc đời ông với tổng hợp những hành động và tính cách anh hùng của ông có dạng thể và được diễn ngôn như hình thể dòng chảy của sông Đồng Nai ở quê hương ông”.