Cha mẹ nào cũng muốn con mình thành đạt,ọcthimẹcàngépconcàngoảbong da .com giỏi giang. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, thay vì “ép”con bằng mọi giá phải thành công, cha mẹ nên là người bạn để định hướng, giúp đỡ con trên con đường tới đích.
“Không được phép học kém”!
Cha mẹ nào có con chuẩn bị thi cuối cấp cũng đều mong muốn con mình được điểm cao, đỗ vào trường điểm, lớp chọn. Trong cuộc chạy đua nước rút, nhiều phụ huynh ra sức “đầu tư” cho con. Nào là tìm thêm lớp, thêm thầy để phụ đạo. Ai mách phương pháp, sách, bài giảng nào hay cũng mua về bằng được để con học ngày học đêm. Trước mỗi kỳ thi, với sự thúc ép của cha mẹ, sự nghiêm khắc kỳ vọng của thầy cô, không ít các em học sinh phải gồng mình lên.
Thực tế cho thấy, cứ vào trước, trong kỳ thi, thậm chí cả sau kỳ thi, nhiều em học sinh THCS, THPT đã bị căng thẳng thần kinh với các biểu hiện cáu kỉnh, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, đầu óc lơ ngơ “nhớ nhớ quên quên”, giảm tập trung, stress...
Càng học càng “nhớ nhớ quên quên”
Áp lực gây căng thẳng cộng với chương trình học nhồi nhét, đi học thêm quá nhiều... nên nhiều học sinh có thể đang từ hào hứng với học chuyển thành chán học, hoặc có cố gắng học nhưng “không vào”.
Không thể có trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể ốm yếu |
Các chuyên gia giáo dục học lý giải: Chính việc thần kinh lúc nào cũng căng cứng như dây đàn và việc nhồi nhét kiến thức trong thời gian ngắn đã gây ra tình trạng “nhớ nhớ quên quên” ở các em. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của tình trạng này là do kiến thức đi vào não cần được tiếp nhận, phân loại và xử lý một cách có hệ thống. Một lượng thông tin ào ạt, tới tấp ập vào sẽ khiến não bộ bị quá tải và kém minh mẫn do các trung khu vỏ não bị suy giảm chức năng tập trung. Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài trong quá trình ôn thi cũng khiến cơ thể và não bộ mệt mỏi nên “từ chối” dung nạp kiến thức.
Cha mẹ nên đồng hành với con
Từ những lý giải trên, các nhà giáo dục học đưa ra khuyến cáo: Để việc học của con đạt hiệu quả cao, cha mẹ cần tạo động lực thay vì tạo áp lực cho con cái. Hãy động viên thay vì đưa ra sự trừng phạt, và cố gắng là người hiểu con, đồng hành với con trong mùa thi cử.
Các bậc cha mẹ thay vì nói với con rằng: “Kì thi này nhất định phải đỗ”, thì hãy nói rằng: “Kì thi này chắc chắn có nhiều khó khăn, con hãy cố gắng hết sức mình nhé!”
Kể cả có thấy con mình học tốt, cha mẹ cũng tránh tự tin thái quá, không tự hào khoe khoang với người khác về con. Không nên nói với bạn bè, người thân kiểu như: “Năm nay cháu nó thi đại học. Với sức học của cháu, chắc chắn là đỗ rồi”. Thay vào đó, hãy nói rằng: “Năm nay con tôi thi đại học. Cháu cũng đang cố gắng hết mình, còn kết quả thì phải thi mới biết”...
Cha mẹ cần đồng hành giúp con có sức khỏe và trí nhớ tốt trong mùa thi |
Bên cạnh sự động viên kịp thời, cha mẹ nên có chế độ dinh dưỡng chăm sóc con phù hợp. Nên hướng dẫn con thư giãn hợp lý xen kẽ những giờ học như: Để mắt và cơ thể nghỉ ngơi sau 45-60 phút ngồi lỳ một chỗ, vận động nhẹ giữa các giờ học; khi nghỉ ngơi, tranh thủ uống một cốc sữa hay cốc nước hoa quả để bổ sung dưỡng chất;
Cùng với đó, việc bổ sung dinh dưỡng là rất quan trọng giúp cơ thể nâng cao đề kháng, tránh “ốm” đúng vào kỳ thi, đặc biệt là tăng sự minh mẫn cho não bộ, giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn. Cha mẹ đừng quên bổ sung cho con các sản phẩm bổ não có nguồn gốc tự nhiên, an toàn với tác dụng tăng tuần hoàn máu não, tăng khả năng tập trung cho não bộ để tránh tình trạng “nhớ nhớ quên quên”.
Với công thức kết hợp Đinh lăng và Bạch quả, thuốc bổ não Cebraton có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung, bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp cho đầu óc luôn minh mẫn, tỉnh táo, giảm đau đầu và rối loạn giấc ngủ. Thuốc bổ não Cebraton sử dụng 100% dược liệu Đinh lăng sạch, an toàn, đạt chuẩn GACP - WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của WHO) Nghiên cứu tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho thấy Cebraton cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ. Xem thông tin về sản phẩm tạiwww.cebraton.vn |
Hồng Quyên
顶: 2踩: 715
评论专区