Gần một tháng trước,õViệtPhươkeo nha cai 5.net nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời. Cũng như bao người hâm mộ khác, Võ Việt Phương rất bàng hoàng khi biết tin buồn. Phương đã tưởng nhớ người nghệ sĩ tài hoa bằng một cách khá đặc biệt: sáng tác ca khúc "Rồi trăm năm ta gặp lại" lấy cảm hứng từ tình yêu vợ chồng nghệ sĩ Chí Tài - Phương Loan. Sau đó, Phương mất thêm 5 ngày để thu âm, phối khí. Phương bảo đây là bài nhẹ nhàng nhất cậu viết từ trước đến giờ. Câu hát mà cậu ưng ý nhất trong bài là "Nói lời tạm biệt nhẹ như gió". Theo Phương, trong ca khúc này, sự mất mát ấy không quá bi thương mềm yếu, mà vẫn lung linh sự lạc quan về một ngày nào đó những người yêu nhau gặp lại. Trước đó, hồi tháng 10, Phương được biết đến đến khi sáng tác ca khúc "Tạm biệt, cha đi" để tưởng nhớ 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh vì sạt lở đất ở Trạm kiểm lâm 67 (gần Thủy điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ca khúc này được Phương sáng tác và thể hiện chỉ trong một đêm, ngay sau khi nghe bố kể chuyện. Ca khúc đã gây xúc động mạnh và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của cộng đồng mạng. Và mới đây là ca khúc "Người thầy đội mây", Phương viết về những thầy cô giáo đã hy sinh tuổi trẻ để mang con chữ đến cho những đứa trẻ vùng cao. Như vậy, chỉ trong vòng 35 ngày, chàng trai trẻ này đã có 3 ca khúc được giới thiệu đến mọi người. Thế nhưng, Phương đã có "thâm niên" sáng tác từ 4 năm nay, với gia tài khoảng hơn 20 ca khúc. "Bài hát đầu tiên được em viết vào đầu năm lớp 9, có tên là Mưa trên mí mắt" - Phương kể.
Phương bảo lúc đầu cậu thi vào chuyên Tin để có môi trường học tập tốt. Nhưng cậu vẫn nói với ba mẹ con đường mình thực sự thích là âm nhạc. "Tuy nhiên, khi đó ba mẹ mình không tin, bởi đọc tên bài hát đầu tiên của mình là... mất lòng tin luôn rồi". Sau ba năm, những gì mà Phương thể hiện đã khiến ba mẹ phải thay đổi. Vào Trường Phổ thông Năng khiếu, Phương thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ, sáng tác nhiều bài hát về tình bạn, tình yêu, thầy cô... Tháng 9 vừa qua, Phương thi đậu vào Nhạc viện TP.HCM và hiện đang học cả 2 khoa Sáng tác âm nhạc và Thanh nhạc nhạc nhẹ, hệ trung cấp ở trường này. Ủng hộ con 'rẽ ngang' Anh Võ Anh Triết - bố của Phương là giáo viên Tiếng Anh, còn mẹ Phương là chị Phạm Thị Phong Lan cũng đang dạy học ở trường Phổ thông Năng khiếu. Anh chị có nhiều học trò giỏi, đang làm việc ở các tập đoàn, công ty lớn như Google, Facebook... Đó là lí do anh Triết và chị Lan định hướng cho con theo học chuyên chọn từ nhỏ. "Năm cấp 2, Phương học Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Tới cấp 3, Phương đỗ vào Trường Phổ thông Năng khiếu. Thực lòng, vợ chồng tôi nghĩ mình đã hướng cho con trai vào con đường để có một tương lai tốt" - anh Triết tâm sự.
Thế nhưng, vợ chồng anh dần nhận ra con thật sự đam mê một lĩnh vực hoàn toàn khác định hướng ban đầu, và con đường này không hề đơn giản. "Chúng tôi cho con học nhạc từ khi con lên 8, khi đó là mời thầy về dạy piano cho con. Cũng không phải để theo con đường chuyên nghiệp gì mà muốn con được biết thứ nọ thứ kia, là những thứ trước đây hai vợ chồng không có điều kiện tiếp cận" - anh Triết kể. Khi bắt đầu với âm nhạc, Phương không chuyên chú. Nhưng đến một thời điểm, cậu bắt đầu tự mày mò và tự học sang cả các loại nhạc cụ khác. Tới nay, Phương đã chơi được 5 loại nhạc cụ. Thậm chí, cậu con trai có thể ngồi tập trung làm nhạc trong vòng 5 tiếng liền. Nhận thấy đam mê mãnh liệt của con, dần dần, anh chị mới chấp nhận con đường mà Phương sẽ đi.
"Việc Phương rẽ ngang rõ ràng là chọn con đường khó, trong khi ba mẹ tạo điều kiện để Phương có một tương lai dễ dàng hơn. Nhưng, dù con không theo định hướng của ba mẹ, vợ chồng mình vẫn hết lòng ủng hộ" - anh Triết chia sẻ. Anh Triết cũng cho rằng, nếu nhận ra đam mê của con mà hỗ trợ ngay từ ban đầu, con sẽ không phải tự mò mẫm, và đặc biệt sẽ tự tin vào bản thân hơn, có cơ hội tốt hơn. Ca khúc Người thầy đội mây Ngân Anh 'Chàng trai vàng' tin học gọi vốn thành công 1,5 triệu USD5 năm trước, chàng trai vàng tin học với hơn 100 giải thưởng, huy chương trong nước và quốc tế - Lê Yên Thanh đã từ chối cơ hội làm việc ở Google để về nước khởi nghiệp. |