“Mỗi năm phải xây mới 30 trường học,ámđốcSởkết quả nhất anh bởi dân số cơ học về Hà Nội rất lớn”.
Ông Trần Thế Cương dẫn chứng, như quận Bắc Từ Liêm, có năm tăng thêm 3 phường, mỗi phường trung bình khoảng 20.000 dân.
“Hiện nay cũng đang gặp phải nghịch lý là Hà Nội đang thiếu khoảng hơn 7.000 giáo viên, thế mà lại phải tinh giản bộ máy. Học sinh và số trường tăng lên, song giáo viên lại phải giảm. Đây cũng là vấn đề rất khó khăn đối với ngành giáo dục đào tạo”.
Tuy nhiên, theo ông Cương, thành phố cũng đã dành một nguồn kinh phí để đầu tư, giao cho các ban dự án để xây dựng các công trình mới, giúp cho ngành giáo dục và đào tạo gỡ khó.
Giám đốc Sở GD-ĐT đánh giá công tác đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng trường học là một trong những thành tựu nổi bật của ngành giáo dục và đào tạo thủ đô trong năm 2021.
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Cụ thể, công tác xây dựng trường chất lượng cao và trường chuẩn quốc gia được quan tâm. Hà Nội hiện có 22 trường chất lượng cao, trong đó có 16 trường công lập. Đến tháng 11/2021, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 62,5% (1.730/2.768 trường), trong đó công lập là 76,9% (1.695/2.204 trường).
Năm học mới 2021-2022, khối các trường trực thuộc Sở được thành phố xây mới, thành lập mới là 6 trường học các cấp (trong đó 3 trường công lập và 3 trường tư thục) với tổng mức đầu tư dự kiến là 920 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa 45 trường với tổng kinh phí dự kiến là 166 tỷ đồng. Bên cạnh đó, bố trí khoảng 204 tỷ đồng để mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường trực thuộc, trong đó đặc biệt ưu tiên các trường thành lập mới và các trường xây dựng mới chuẩn quốc gia, công nhận lại chuẩn quốc gia trong năm 2022.
Các quận, huyện, thị xã đã xây mới, thành lập mới 45 trường học các cấp học, với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.965 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa được 560 trường học các cấp học với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 4.842 tỷ đồng; đã bố trí khoảng 1.260 tỷ đồng để mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu, đặc biệt thiết bị cho lớp 1 và lớp 6; bố trí kinh phí mua sắm bổ sung dự kiến khoảng 706 tỷ đồng từ nguồn kinh phí quận, huyện, thị xã và kinh phí hỗ trợ của thành phố.
Năm học 2021-2022, Hà Nội có 2.835 trường mầm non, phổ thông và 1 trường trung cấp chuyên nghiệp với 2.206.906 học sinh; 138.090 giáo viên; 72.796 phòng học (tăng 51 trường, 6.239 lớp và 67.219 học sinh so với cùng kỳ năm học trước). |
Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có thông báo về việc tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)