TheảovậtHoànggiatrongLễđăngquangcủaVuaThábxh nữ anho hãng tin Reuters, truyền thống lịch sử này đã tồn tại từ thời Vương quốc Ayutthaya (1350-1767). Các bảo vật hoàng gia lần đầu được sử dụng cho lễ lên ngôi của Vua Buddha Yod Fa Chulalok, hay còn được biết đến là Vua Rama I, mang đậm nét tín ngưỡng của đạo Hindu.
Dưới đây là 5 báu vật hoàng gia sẽ đóng vai trò quan trọng trong lễ đăng cơ của Vua Maha Vajiralongkorn - hay Rama X - vị vua thứ 10 của vương triều Chakri ở Thái Lan.
Vương miện chiến thắng
Vương miện chính là bảo vật quan trọng nhất. Làm bằng vàng và gắn kim cương, vương miện của Vua Thái Lan cao đến 66 cm và nặng 7,3 kg. Ở chóp vương miện đính một viên kim cương lớn xuất xứ từ Kolkata, Ấn Độ, mang tên "Phra Maha Doesian Mani".
Ảnh: Bangkok Post |
Tại nghi lễ đăng cơ của các vương triều đầu, vua Rama I, II, III chỉ đặt vương miện bên cạnh sau khi được trao. Nhưng sau này, khi tiếp xúc nhiều hơn với các nước châu Âu, Vua Rama IV bắt đầu đội vương miện lên trên đầu, để giống với tư tưởng vương quyền phương Tây.
Chiếc vương miện hình chóp của Hoàng gia Thái tượng trưng cho đỉnh núi Meru, nơi cư ngụ trên trời của vị thần Indra trong đạo Hindu và trọng lượng của nó tượng trưng cho gánh nặng hoàng gia của Nhà Vua.
Thanh gươm chiến thắng
Thanh gươm được cho là tồn tại từ thời Đế quốc Khmer (thế kỷ 15 – 19). Nó từng bị rơi xuống đáy hồ ở Siem Reap và mắc vào lưới ngư dân. Sau đó, người ta đã dâng thanh gươm lên Vua Rama I. Nhà Vua đã hạ lệnh bọc vàng, nạm đá quý vào bao và chuôi kiếm, đặt tên là "Phra Saeng Khan Chai Sri".
Ảnh: Nation Multimedia |
Chiều dài của thanh kiếm là 89,8 cm, riêng lưỡi kiếm dài 64,5 cm. Nó nặng 1,9 kg, cả vỏ bao. Nó đại diện cho sức mạnh của Nhà Vua để bảo vệ đất nước Thái Lan.
Quyền trượng Hoàng gia
Ảnh: Nation Multimedia |
Cây quyền trượng dài 118cm có tên là "Than Phra Kon" được làm từ gỗ muồng trên đảo Java, Indonesia, bên ngoài nạm vàng. Cây quyền trượng tượng trưng cho sự chính trực của Nhà Vua.
Quạt Hoàng gia
5 bảo vật Hoàng gia trong Lễ đăng cơ của Vua Thái Lan |
Ban đầu, "Walawichani" vốn chỉ là một chiếc quạt làm từ lá cọ, bọc vàng. Tuy nhiên, Vua Rama IV cho rằng "Walawichani", trong tiếng Pali, giống một cái đuổi ruồi hơn. Nhà vua sau đó yêu cầu làm cái đuổi ruồi bằng lông bò yak sống trên núi Himalaya, bổ sung đồ vật này vào kho báu hoàng gia cùng với chiếc quạt lá cọ.
Cái quạt và cây đuổi ruồi thể hiện sứ mệnh của Nhà Vua Thái Lan nhằm xua đuổi mọi muộn phiền và điềm xấu cho thần dân của mình.
Đôi hài Hoàng gia
Đôi hài có phần mũi uốn cong mang tên "Chalong Phrabat Choeng Ngon" làm bằng vàng, khảm kim cương.
Ảnh: Nation Multimedia |
Trong lễ lên ngôi, một tu sĩ Bà La Môn sẽ giới thiệu Nhà Vua với 5 bảo vật Hoàng gia, đồng thời đặt đôi hài vào chân Vua. Đôi hài thể hiện phần mặt đất dưới chân núi Meru – nơi ở của thần Indra.
Lễ đăng cơ của Nhà vua Maha Vajiralongkorn sẽ diễn ra trong các ngày 4-6/5 tới. Tòa thị chính Bangkok ước tính sẽ có hơn 150.000 người đổ về Quảng trường Sanam Luang đối diện Hoàng cung để chứng kiến các nghi thức lên ngôi của Nhà Vua vào cuối tuần này.
Ngày cao điểm nhất được dự tính là Chủ nhật (5/5) khi có tới 700.000-800.000 người sẽ đổ về các khu vực xung quanh Hoàng cung và dọc theo tuyến đường diễu hành Hoàng gia dài 7km từ Hoàng cung tới các chùa Wat Bovoranives, Wat Rajabopidh and Wat Phra Chetuphon.
Ảnh: Reuters |
Tại mỗi ngôi chùa, Nhà Vua sẽ cử hành lễ viếng và thể hiện sự thành kính trước các vị vua và hoàng hậu đời trước, đồng thời sẽ dành thời gian để người dân có cơ hội biểu thị lòng thành kính với Nhà Vua mới. Đây là lễ rước lớn nhất trong các nghi thức đăng cơ của Nhà Vua Thái Lan với sự tham gia của 1.368 binh sĩ được tuyển chọn kỹ càng và bắt đầu bằng 21 loạt đại bác.
Theo Báo Tin tức
(责任编辑:La liga)