TheélộchiếnlượccựckhônkhéocủaTriềuTiênvớiMỹsoi kèo sông lam nghệ ano đài VOA, chiến lược này cho thấy Triều Tiên rõ ràng muốn tiếp tục đàm phán trực tiếp với Tổng thống Trump – người có cách tiếp cận đàm phán hạt nhân mang tính hòa giải hơn so với nhiều quan chức cấp dưới. Đây dường như cũng là một nỗ lực khéo léo, cẩn thận của Triều Tiên nhằm tăng áp lực đàm phán với Mỹ mà không làm chệch hướng đàm phán hoàn toàn. Ông David Kim, người chuyên nghiên cứu chính sách an ninh Đông Á thuộc Trung tâm Stimson ở Washington, nhận định: “Họ làm tốt việc vạch ra ranh giới. Chừng nào họ không chỉ trích Tổng thống Trump, mọi chuyện sẽ ổn”. Trong những tuần gần đây, Triều Tiên đã chỉ trích nhiều quan chức Mỹ: Chê trách Ngoại trưởng Mike Pompeo Tuần trước, sau khi thông báo thử thành công một loại vũ khí dẫn dường chiến thuật, truyền thông nhà nước Triều Tiên đã nhằm vào Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) trích lời một quan chức Bộ Ngoại giao nhận xét ông Pompeo “nói điều vô lý” và “bịa chuyện như người viết tiểu thuyết”. Quan chức này nói: “Cứ khi nào ông Pompeo chĩa mùi vào, cuộc đàm phán sẽ thất bại”, đồng thời kêu gọi loại bỏ ông Pompeo khỏi nhóm đàm phán. Theo VOA, Triều Tiên bất bình khi trong một phiên họp tại Thượng viện Mỹ gần đây, ông Pompeo nhất trí với mô tả tiêu cực về Chủ tịch Kim Jong Un. Triều Tiên cũng cáo buộc ông Pompeo đưa ra những yêu cầu phi hạt nhân hóa vô lý trong các cuộc gặp với người đồng cấp Triều Tiên. Về phần mình, ông Pompeo không coi những bình luận đó là nghiêm trọng, khẳng định rằng ông vẫn phụ trách nhóm đàm phán với Triều Tiên. Chỉ trích Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton Ông Bolton cũng bị Triều Tiên chỉ trích gay gắt. Một quan chức ngoại giao Triều Tiên nói về ông Bolton: “Chúng tôi chưa bao giờ kỳ vọng cố vấn Bolton sẽ có một câu bình luận hợp lý”. Từng xử lý vấn đề Triều Tiên thời chính quyền Tổng thống George W. Bush, ông Bolton là một trong những quan chức cứng rắn nhất trong vấn đề Triều Tiên. Chỉ một tháng trước khi tham gia chính quyền của Tổng thống Trump năm 2018, ông Bolton đã viết một bài bình luận trên Tạp chí Phố Wall với tiêu đề “Vấn đề pháp lý của việc tấn công Triều Tiên trước”. Ông Bolton cũng khiến Triều Tiên tức giận khi đề xuất Triều Tiên theo mô hình Libya, tức là đơn phương giao nộp toàn bộ chương trình hạt nhân. Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã từ bỏ chương trình hạt nhân đầu những năm 2000 và ông bị người biểu tình giết hại trong một cuộc nổi dậy năm 2011. Ca ngợi quan hệ Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un Trái với cách đối xử dành cho ông Pompeo và Bolton, Triều Tiên hết lời ca ngợi mối quan hệ thân thiện giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un. Nhà ngoại giao cấp cao Triều Tiên Choe Son-hui từng nói hồi tháng 3 là chất xúc tác cá nhân giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un vẫn là “điều tuyệt vời bí ẩn”. Trước hai cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore và Việt Nam, mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo không thân thiện, nhiều lần khiến dư luận thế giới tưởng như hai bên sắp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Năm 2017, Tổng thống Trump từng gọi Chủ tịch Kim Jong Un là “người đàn ông tên lửa” và cảnh báo phá hủy hoàn toàn Triều Tiên khi nước này liên tục thử tên lửa, hạt nhân. Chủ tịch Kim Jong Un khi đó cũng đe dọa chiến tranh hạt nhân và chỉ trích Tổng thống Trump. Còn hiện nay, Tổng thống Trump khẳng định tình bạn với ông Kim Jong Un có thể là mấu chốt để thuyết phục nhà lãnh đạo này từ bỏ vũ khí hạt nhân. Năm 2018, ông Trump nói: “Chúng tôi phải lòng nhau” và khoe những “bức thư đẹp đẽ” mà mình trao đổi với ông Kim Jong Un. Theo các nhà phân tích, xét cách tiếp cận mềm mỏng hơn của Tổng thống Trump, Triều Tiên có thể cho rằng đàm phán trực tiếp với ông sẽ đạt được thỏa thuận tốt hơn. Ông Kim Joon-hyung, Giáo sư Đại học Handong Global ở Hàn Quốc, nhận định: “Họ vẫn có lòng tin vào Tổng thống Trump”. Tổng thống Trump liên tục bất đồng với cấp dưới mang quan điểm cứng rắn với Triều Tiên. Ông đôi khi bác bỏ chính sách về Triều Tiên của họ. Ví dụ, mặc dù ông Bolton và một số quan chức ngoại giao cấp cao đã nói về lộ trình để Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân nhưng ông Trump thường xuyên khẳng định không vội vàng. Tổng thống Trump đã bác bỏ đề xuất của những cố vấn hàng đầu, trong đó có ý kiến của cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Ông đã quyết định ngừng các cuộc tập trận quy mô lớn với Hàn Quốc. Tháng 3, sau khi Bộ Tài chính Mỹ thông báo các biện pháp trừng phạt nhằm vào hai công ty tàu biển Trung Quốc vì giao hàng cho Triều Tiên, Tổng thống Trump đã đảo ngược động thái này. Chỉ một ngày trước đó, ông Bolton đã lên Twitter ca ngợi các biện pháp trừng phạt. Giải thích cho hành động xóa bỏ trừng phạt trên, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: “Tổng thống Trump thích Chủ tịch Kim Jong Un và ông cho rằng những biện pháp trừng phạt này sẽ không cần thiết”. Dù mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo khá lên nhưng đàm phán hạt nhân vẫn đang bế tắc. Các quan chức Mỹ thừa nhận họ thậm chí còn chưa thống nhất được về định nghĩa phi hạt nhân hóa. Về phần mình, trong bài phát biểu đầu tháng 4, Chủ tịch Kim Jong Un để ngỏ khả năng có một hội nghị thượng đỉnh thứ ba với Tổng thống Trump và cho Mỹ thời gian tới cuối năm để thay đổi cách tiếp cận. Theo BaotintucÔng Pompeo. Ảnh: Yonhap Ông Bolton. Ảnh: Reuters Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay nhau hôm 27/2. Ảnh: Diệu Thúy/ VietNamNet Hai nhà lãnh đạo ngồi cạnh nhau dùng bữa tối tại khách sạn Sofitel Legend Metropole, Hà Nội tối 27/2. Ảnh: NYtimes