Thị trường hàng tỷ đô biến mất
Vào tháng 7/2021,ềnhọcthêmtriệuđồngnămcáclớpchuivẫnnởrộbấtchấplệnhcấbóng blu chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng đối với “ngành công nghiệp học sau giờ học”.
Chiến dịch nổi tiếng, được biết đến rộng rãi với tên gọi Shuang Jian (nghĩa là “giảm gấp đôi”), đã khiến không ít công ty kinh doanh loại hình này vào cảnh thua lỗ hoặc phá sản, đồng thời xóa sạch hàng tỷ đô khỏi giá trị thị trường của các công ty niêm yết, dẫn đến hàng chục nghìn nhân viên bị sa thải.
Được biết, chính sách cứng rắn của chính phủ Trung Quốc nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho các gia đình phải vật lộn để trang trải học phí ngoài giờ, đồng thời hạn chế “sự mở rộng vốn một cách vô trật tự” trong lĩnh vực đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ USD (khoảng 2.365 tỷ đồng).
Gánh nặng không hề giảm
Tuy nhiên, một số phụ huynh ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Thâm Quyến cho thấy mức chi tiêu cho việc học thêm sau giờ học trên thực tế tăng lên đối với nhiều hộ gia đình, đặc biệt là kể từ khi bắt đầu kỳ nghỉ hè 2023- kỳ nghỉ đầu tiên kể từ khi kết thúc các hạn chế do Covid-19.
Các bậc cha mẹ mong muốn con mình một khởi đầu thuận lợi nên đã chuyển sang các dịch vụ học chui đắt đỏ đang mọc lên như nấm trên khắp đất nước tỷ dân này.
Điều này phần nào cho thấy rằng những bất cập sau 2 năm ban hành chính sách, đồng thời càng nhấn mạnh những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc giải quyết một số trở ngại cơ cấu dài hạn, cụ thể là tỷ lệ sinh giảm và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, theo bình luận của Hãng tin Bloomberg.
Giới quan sát cũng đặt câu hỏi về tính hiệu quả của lệnh cấm khi hệ thống thi tuyển sinh Trung Quốc nhận đầu vào dựa trên điểm số của các bài kiểm tra mỗi năm một lần.
Kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc, hay gaokao, nổi tiếng là cạnh tranh, với hơn 10 triệu học sinh tham gia mỗi năm. Việc vào được một trường đại học ưu tú có nghĩa có nhiều cơ hội hơn để đảm bảo một công việc được trả lương cao. Có cung ắt có cầu, nhu cầu luyện thi, vì vậy, vẫn rất cao.
Sarah Wang, một bà mẹ 40 tuổi làm việc tại một công ty thương mại điện tử ở Thượng Hải, cho biết: “Gánh nặng của chúng tôi không hề giảm đi chút nào".
Giờ đây, bà mẹ có con học lớp 5 này giờ phải chi nhiều hơn 50% so với trước đây cho các buổi học trực tiếp. Bà Wang cho biết học phí, hiện khoảng 300-400 NDT (khoảng 990 nghìn- 1,3 triệu đồng)/buổi, dự kiến sẽ tăng hơn nữa.
Các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu ở các khu vực khác của Trung Quốc cũng chia sẻ những trải nghiệm tương tự. Nhiều gia sư tư nhân từng dạy các lớp lớn do các công ty giáo dục lớn tổ chức, giờ dạy các nhóm nhỏ hơn, hoặc kèm 1:1 để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện. Để bù đắp cho sự mất mát về số lượng học sinh, nhiều người đang tính phí cao hơn.
Bà Cathy Zhu, một chuyên gia dịch vụ tài chính 40 tuổi tại Thượng Hải, cho biết học phí cho lớp dạy kèm Toán của con trai bà đã tăng gần gấp đôi lên 300 NDT/ buổi. “Chừng nào hệ thống tuyển sinh trung học và đại học vẫn còn tồn tại, hoàn toàn không có cách nào để đạt được mức 'giảm' như vậy", Bà Zhu nói.
Có một số lớp học trực tuyến có quy mô lớn với giá cả phải chăng hơn. Tuy nhiên, những lớp học này không phổ biến với các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu bởi họ lo lắng không đảm bảo chất lượng.
Tiền học thêm vượt 330 triệu đồng/năm
Học phí học thêm tại thành phố lớn như Thượng Hải vào khoảng 100.000 NDT (khoảng 330 triệu đồng)/học sinh/năm. Mức phí cao "ngất" này đang làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội bao gồm tỷ lệ sinh thấp và bất bình đẳng ngày càng tăng.
Theo các nhà phân tích, chi phí nuôi dạy con cái tăng cao cùng với giá nhà đất cao ngất ngưởng đang khiến những người trẻ tuổi không muốn kết hôn và sinh con. Các gia đình nghèo hơn không có khả năng chi trả cho việc học thêm, khiến con cái họ gặp bất lợi ở trường học và ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này.
Cạnh tranh gắt gao trong gaokao và sự mở rộng chóng mặt của các trường đại học trong nước trong hai thập kỷ qua cũng dẫn đến tình trạng dư cung sinh viên tốt nghiệp mà không có kỹ năng nghề thực tế nhiều nhà tuyển dụng cần. Sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc đang ngày càng khó tìm được công việc trong bối cảnh nền kinh tế đang đi xuống.
“Đó là hệ quả của việc mở rộng hệ thống giáo dục đại học một cách tràn lan và không bền vững nhằm đáp ứng mong muốn của các bậc cha mẹ là con cái họ không phải bươn chải kiếm sống. Giải pháp là điều chỉnh kỳ vọng của cha mẹ”, nhà phân tích Andy Xie, cựu Kinh tế trưởng của tập đoàn Morgan Stanley.
Vào ngày 28/6/2023, tại thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, chính quyền địa phương đã thực hiện 77 "cuộc đột kích" vào các cơ sở giáo dục, theo báo cáo của Nhân dân Nhật báo. Báo cáo cho biết nhiều người đã thực hiện việc dạy kèm dưới nhãn hiệu như “tư vấn giáo dục”.
Giang Tô, một tỉnh ven biển giàu có giáp với Thượng Hải, gần đây đã gia hạn chiến dịch thanh tra các lớp học thêm bất hợp pháp được ngụy trang dưới hình thức “quản gia” hoặc “tư vấn”. Chiến dịch trong hai năm qua đã cắt giảm số lượng các công ty dạy kèm sau giờ học trong tỉnh từ gần 9.000 xuống chỉ còn 205.
Tỉnh Phúc Kiến gần đây đã phát động một chiến dịch tương tự, huy động các ủy ban khu phố tiến hành kiểm tra các hoạt động dạy thêm, bao gồm cả các trại hè. Phúc Kiến cũng kêu gọi người dân liên hệ với các cơ quan chức năng để báo cáo việc dạy thêm bất hợp pháp.
"Ngành công nghiệp học sau giờ học" đề cập đến hệ thống dịch vụ dạy thêm và học thêm diễn ra ngoài giờ học chính quy. Ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, Hàn Quốc và các khu vực khác của Châu Á, thị trường dạy kèm sau giờ học đang phát triển mạnh, bổ sung kiến thức và hỗ trợ học sinh ngoài những gì các em nhận được trong chương trình học thông thường.