Bà Đào Thị Hồng – Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết,Đàotạonghềmanglạinhiềucơhộiviệclàmcholaođộngtrẻkết quả vitesse xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững, thời gian qua, phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đã tích cực tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân, từ đó tư vấn, định hướng nghề nghiệp cụ thể và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho từng đối tượng.
Chỉ riêng trong năm 2018, huyện đã tổ chức thu thập thông tin biến động tại gần 35.000 hộ dân trên toàn huyện, tổ chức 18 lớp đào tạo nghề cho 625 lao động nông thôn.
Trong đó có 10 lớp thuộc nhóm nông nghiệp như: Chăn nuôi thú y, Trồng rau hưu cơ, Trồng cây ăn quả và 8 lớp thuộc nhóm phi nông nghiệp như: May công nghiệp, Pha chế đồ uống, Điện dân dụng.
Cùng với đó, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, huyện Đan Phượng đã chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. UBND huyện đã tổ chức 47 lớp bồi dưỡng cán bộ cho hơn 5.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức và hơn 2.000 lượt cán bộ chuyên trách và không chuyên trách cấp xã, thôn.
Ngoài ra, công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn cũng được huyện triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn; góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về học nghề, giúp lao động nông thôn biết chính sách hỗ trợ học nghề từ đó tích cực tham gia các lớp đào tạo.
Do vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Đan Phượng đã thu được kết quả tích cực với tỷ lệ 100% lao động có việc làm sau khi đào tạo.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Đan Phượng đã thu được kết quả tích cực với tỷ lệ 100% lao động có việc làm sau khi đào tạo.
Là lao động có việc làm ổn định sau khi tham gia lớp học, anh Ngô Tiến Vũ (xã Tân Hội) cho hay, được chính quyền tạo điều kiện cho tham gia lớp học nghề Điện dân dụng, sau khi học nghề, anh đã được nhận làm việc ở công ty với thu nhập cao hơn trước.
“Trước đây tôi là lao động tự do, ai thuê gì làm nấy nên thu nhập bấp bênh. Bắt đầu tham gia các lớp đào tạo nghề Điện dân dụng từ tháng 10-12/2018, đến nay tôi đã có công việc làm ổn định với mức lương 6-7 triệu đồng/ tháng”, anh Vũ cho hay.
Bên cạnh đó, nhờ sự năng động và bám sát với nhu cầu của địa phương, các lớp học nghề phi nông nghiệp mang đến nhiều cơ hội việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động trẻ.
Phát huy những kết quả đạt được, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho cho lao động chuyển đổi nghề mới, nhất là khi lao động chuyên sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp thực hiện các dự án.
Trường Giang
- 45 Trường ĐH sẽ ngừng tuyển sinh hệ cao đẳng khóa mới trong năm 2020.