Là quốc gia biển,ỗlựcứngphóbiếnđổikhíhậuởket qua herediano Việt Nam là một trong 5 nướcđược dự báo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng lớn của BĐKH trên toàn cầu. Trong khoảng 50năm qua, tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,7 độ C và mực nước biểnđã dâng khoảng 20cm.
Diễn biến xấu của BĐKH
Các nhà khoa học cho biết, theo kịch bản phát thải toàn cầu cao, đến cuối thế kỷ21, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng phổ biến 2,5-3,7 độ C, lượng mưa nămtăng trên hầu hết lãnh thổ nước ta từ 2-10%.Trung bình toàn dải ven biển ViệtNam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78-95 cm. Mực nước biển ở khu vực từ CàMau đến Kiên Giang có thể dâng tối đa đến 105 cm.
Ước tính, nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân sốViệt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, khoảng 22 triệu người mất nhà cửa, tổn thất GDPkhoảng 10%, BĐKH sẽ làm khoảng 40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam bị ngậphàng năm.
BĐKH đã và đang tác động mạnh đến Việt Nam thông qua các hiện tượng thời tiếtnguy hiểm, rõ rệt nhất là các cơn bão trái mùa, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốcliệt. Hiện tượng giông, tố, lũ quét và sạt lở đất ngày càng tăng tại các tỉnhmiền núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu…
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai đánh giá: “Theo dự báođến năm 2050, diện tích ngập lụt có thể chiếm tới 89% diện tích đồng bằng, tăng20% so với diện tích ngập lũ năm 2000. Bên cạnh đó hạn hán và xâm nhập mặn đangdiễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, phát triển kinh tế vùngđồng bằng.”
Nỗ lực thích ứng BĐKH
Trước những hậu quả của BĐKH, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đãđược ban hành nhằm đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngànhvà địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tínhkhả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Đếnnay, đã có hơn 300 văn bản có nội dung liên quan đến chính sách và hướng dẫnthực thi đã được các ngành, các cấp, các địa phương ban hành.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về BĐKH của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừadiễn ra cuối tháng 9/2014, Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ8% đến 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 1% đến1,5% mỗi năm, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượngtừ 10% đến 20% so với kịch bản thông thường.
Mới đây, UBQG về BĐKH đã tổ chức phiên họp thứ 5với cộng đồng các nhà tài trợ và các đối tác phát triển quốc tế để đánh giá vàxây dựng phương hướng triển khai Chương trình Hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khíhậu (SPRCC) trong giai đoạn sau năm 2015.
Các báo cáo cho biết, SPRCC thời gian qua đã thúcđẩy việc phát huy nhiều hoạt động về chủ động tăng cường tính sẵn sàng ứng phóthiên tai và quan trắc khí hậu, an ninh nước, ứng phó nước biển dâng tại cácvùng dễ bị tổn tương... Luật Phòng chống giảm nhẹ thiên tai, Luật Tài nguyênnước đã được xây dựng, ban hành. Về tài chính, tính đến cuối năm 2014, tổng mứcđóng góp của SPRCC từ các nhà đồng tài trợ theo hình thức hỗ trợ ngân sách choChính phủ đạt hơn 1 tỷ USD.
Các đối tác quốc tế đánh giá cao việc ban hành, triển khai hai chiến lược lớncủa Chính phủ Việt Nam gồm Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu (năm 2011) vàChiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh (năm 2012). “Sau khi có chương trìnhSPRCC, các thách thức về biến đổi khí hậu nay đã được nhấn mạnh nhiều hơn trongcác chương trình nghị sự chính trị và phát triển tại Việt Nam, đã được lồng ghéphiệu quả hơn trong hàng loạt các chính sách chính của nhiều ngành so với trướcnăm 2008” - đại diện Ngân hàng Thế giới đánh giá.
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam ngày càng quan tâm, đầu tư để thíchứng với tình trạng BĐKH. Chính phủ đã quyết định dành một khoản đầu tư 3.000 tỷđồng vốn vay ODA thông qua Chương trình SPRCC. Các cấp, các ngành đã có nhữngthay đổi lớn trong nhận thức và các hành động cụ thể, hầu hết các quy hoạchngành, các địa phương đều có sự điều chỉnh, lồng ghép với những dự báo, kịch bảnvề BĐKH.
Theo giới chuyên môn, với hàng loạt những hànhđộng cụ thể, để thực hiện hiệu quả, hơn bao giờ hết cần huy động tối đa sự thamgia của người dân địa phương, việc thực thi chính sách cần xuất phát từ nhu cầucủa địa phương gắn với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, trong đó chú trọng đếnviệc nâng cao năng lực, ưu tiên cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhiều nhấtbởi BĐKH.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc vừa hỗ trợ dự án nghiên cứu và đánh giá các mô hình thích ứng với BĐKH tại Việt Nam trong vòng 9 tháng nhằm phổ biến và nhân rộng các mô hình thích ứng hiệu quả. Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 9/2014 - tháng 6/2015, mục tiêu của dự án là thống kê, tổng hợp được các mô hình thích ứng với BĐKH được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam giai đoạn 2009-2014; xây dựng được bộ tiêu chí cấp Cục đánh giá tính thích ứng của các mô hình dựa trên cơ sở khoa học; áp dụng thí điểm bộ tiêu chí để đánh giá một số mô hình thích ứng trên 04 tỉnh thí điểm; xuất bản được ấn phẩm tổng kết các mô hình thích ứng với BĐKH có hiệu quả cao kèm theo khuyến cáo sử dụng đối với từng điều kiện cụ thể. |
M.M(tổng hợp)