Bài 1: Ngôi nhà 30m2 xây bằng đá vụn của gia đình cô gái giành 3 HCV SEA Games 32
Bài 2: Phạm Thị Hồng Lệ: Tiền thưởng huy chương SEA Games tôi để trả nợ cho bố mẹ
Bài 3: Cầu thủ Vũ Thị Hoa: Bố mất sớm,ôgáigiànhHCVSEAGameschỉmongxâynhàmớichobốmẹkết quả bóng đá trận juventus chắt chiu từng đồng lương phụ mẹ nuôi 3 em
Bài 4: Bà mẹ 2 con người Tày giành HCV SEA Games để “mang tiền về mua sữa cho con”
Nghe con gái báo tin sắp về thăm nhà, ông Cao Văn Kỷ (SN 1978, bố Duyên) ở làng Én, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã lục đục dậy từ sáng sớm dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng. Cái sạp gỗ hàng ngày vẫn để ngay cửa ra vào cũng đã được chuyển đi, thay vào đó là 2 bộ bàn ghế bằng inox.
“Mọi ngày nhà chẳng có ai, nay con về sẽ có hàng xóm đến chơi, tôi phải mượn mấy bộ bàn ghế lấy chỗ cho khách ngồi. Trời nắng nóng, tôi phải mượn thêm cái quạt to”, ông Kỷ cho biết.
Cao Thị Duyên lâu lâu mới về nhà một lần. Lần này là lâu nhất, từ khi bước vào tập luyện cho kỳ SEA Games 32, đến nay đã tròn 6 tháng, Duyên mới về nhà.
Con đường từ đầu làng tới nhà của Duyên dốc, cua khúc khuỷu. Biết con gái hay bị say ô tô, ông Kỷ cùng vài người đi xe máy xuống đầu làng để “tăng bo” em lên nhà.
Vừa bước chân tới nhà, “cô gái vàng” đã ôm lần lượt người thân rồi lấy ra những tấm huy chương đeo cho mọi người.
“Bà nội phải là người được đeo đầu tiên. Nếu không có bà dạy em bơi, không có bà ủng hộ theo đuổi môn bơi này, chưa chắc đã có em ngày hôm nay”, Duyên nói.
Ngồi trong ngôi nhà xập xệ chừng 30m2 giữa thời tiết nắng nóng, ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại. Duyên ôm bố thỏ thẻ nói: "Tới đây con lĩnh thưởng sẽ đưa hết cho bố mẹ để xây lại ngôi nhà mới, bố mẹ cứ yên tâm".
“Em đi tập luyện xa nhà từ năm 10 tuổi, dù sao ở dưới trung tâm huấn luyện, em cũng được ăn ở thoải mái. Mỗi lần về thấy bố mẹ sống trong ngôi nhà xuống cấp, em cũng chạnh lòng.
Cũng từ hoàn cảnh của gia đình mà em phải nỗ lực phấn đấu. Tiền từ các giải thưởng của em thực chất cũng chỉ đủ cho cá nhân tập luyện và sinh hoạt. Đợt này có tiền thưởng em sẽ dành hết cho bố mẹ để cố gắng xây được căn nhà mới”, Duyên tâm sự.
Ông Kỷ cho biết, lần nào về thăm nhà, Duyên cũng phải ngủ dưới nhà bà nội. Lần này cũng vậy, Duyên ở nhà chơi với bố mẹ, nhưng lát nữa lại xuống nhà bà nội để nghỉ ngơi.
“Tôi biết cháu Duyên nói sẽ mang tiền thưởng về xây nhà là để bố mẹ vui thôi, chứ từ xưa đến nay số huy chương của cháu nhiều hơn số tuổi mà cháu có nhiều tiền đâu. Cháu giành giải cao trong kỳ SEA Games vừa qua, Sở VH-TT-DL Thanh Hóa, UBND huyện Cẩm Thủy đã lên trao cho gia đình 100 triệu. Gia đình tôi sẽ vay mượn thêm để xây căn nhà mới, lấy chỗ treo các huy chương và mỗi lần cháu về thăm nhà có chỗ mà ngủ”, ông Kỷ chia sẻ.
Theo lịch trình, Duyên chỉ ở với gia đình vỏn vẹn 1 ngày. 7h sáng hôm sau, Duyên phải có mặt ở Hà Nội để nhận huân chương vì những đóng góp cho Thể thao Việt Nam, sau đó là các chương trình khác của liên đoàn.
Khép lại SEA Games 32, Đoàn Thể thao Việt Nam đạt thành tích 136 huy chương Vàng, 105 huy chương Bạc và 114 huy chương Đồng, xếp thứ nhất toàn đoàn. Hậu SEA Games, các vận động viên trở lại guồng quay tập luyện và mưu sinh, hỗ trợ kinh tế cho gia đình. Trong số đó, một số vận động viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Điều này khiến người trong cuộc phải gồng gánh, vừa cống hiến cho nền thể thao nước nhà vừa phụ giúp kinh tế cho gia đình. VietNamNet đăng tải tuyến bài Cuộc sống của các vận động viên SEA Games 32 hậu mang huy chương về nướcđể người hâm mộ hiểu hơn về họ. |
(责任编辑:Thể thao)