TheýdoTrungQuốclongạihệthốngStarlinkcủaElonMusktạgiải vđqg boliviao Financial Times, Trung Quốc hiện đang theo dõi sát sao hệ thống Starlink, khi thiết bị của tỷ phú Elon Musk đã và đang chứng minh được hiệu quả trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Bắc Kinh quan ngại, việc cung cấp các công nghệ vệ tinh cho Kiev là một phần trong chiến lược phát triển "quân sự không gian" của Mỹ.
Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra vào cuối tháng 2, SpaceX cho biết đã bàn giao cho Kiev 15.000 bộ thiết bị Starlink. Hệ thống này cung cấp cho Ukraine một phương pháp liên lạc linh hoạt và đáng tin cậy, cả trong quân sự lẫn dân sự. Binh lính Ukraine có thể dùng Starlink để tổ chức phối hợp hay yêu cầu hỗ trợ, người dân thì có thể dùng hệ thống này để giữ liên lạc với gia đình. Một ví dụ tiêu biểu là binh sĩ bị cô lập tại nhà máy Azovstal ở Maripol vẫn có thể liên lạc với bên ngoài nhờ vào hệ thống của SpaceX.
"Hệ thống Starlink hoạt động rất hiệu quả. Trong nhiều trường hợp tưởng chừng như việc kết nối với các khu vực bị cô lập là bất khả thi, thiết bị tới từ SpaceX vẫn cho phép việc liên lạc diễn ra", Tổng thống Zelensky nói với Wired.
Có nhiều công ty vệ tinh tư nhân khác cung cấp dịch vụ tương tự như SpaceX, nhưng tập đoàn của tỷ phú Elon Musk có hệ thống rộng và hoạt động hiệu quả nhất. Các vệ tinh của SpaceX thuộc thế hệ mới, có quỹ đạo thấp hơn các vệ tinh giám sát thường thấy, có khả năng di chuyển linh hoạt hơn hẳn vì mô phỏng theo cách hoạt động của các chòm sao.
Hiện tại, SpaceX đang có hơn 2.000 vệ tinh quỹ đạo thấp và Elon Musk dự kiến sẽ triển khai thêm 1.000 vệ tinh nữa.
Tuy vậy, động thái của tỷ phú Mỹ đang khiến cho Bắc Kinh không thoải mái. Vào tháng 12 năm ngoái, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã phàn nàn với Liên Hợp Quốc rằng số lượng vệ tinh SpaceX đã buộc các trạm vũ trụ của họ phải dời vị trí để tránh va chạm không đáng có.
Tuy vậy, việc chứng kiến hiệu quả của Starlink tại Ukraine lại khiến Trung Quốc có những quan ngại về vấn đề an ninh. Bắc Kinh cho rằng SpaceX đang giúp cho chính phủ Mỹ thử nghiệm và phát triển hệ thống "quân sự không gian". Rõ ràng nếu hệ thống Starlink hoạt động tốt tại châu Âu, điều tương tự cũng có thể diễn ra ở châu Á, làm tăng sự hiện diện của Mỹ tại đây.
Theo ông Drew Thompson - Cựu quan chức quốc phòng Mỹ, sự xuất hiện của Starlink trong cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến cho Trung Quốc nhận ra tầm ảnh hưởng và hiệu quả của các thiết bị liên lạch vệ tinh trong việc hỗ trợ hoạt động quốc phòng. Và như một lẽ dĩ nhiên, Bắc Kinh không hài lòng với việc Mỹ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng quân sự.
Việt Dũng