Tạo lập niềm tin số - Thách thức khi chuyển đổi số
Bối cảnh đại dịch Covid-19 đã khiến các hoạt động từ làm việc,ạolậpcủngcốniềmtinsốchocộngđồkết quả sunderland học tập, giải trí, liên lạc đến giao thương đều diễn ra trực tuyến (online). Môi trường mạng là phương tiện đắc lực cho người dùng trong cuộc sống, nhưng ở đó cũng tiềm ẩn các rủi ro mà cả Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đều phải đối mặt. Rõ ràng, Covid-19 đã và đang thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhưng đi kèm với đó là những thức thách rất lớn về đảm bảo an toàn thông tin mạng cho cuộc chuyển dịch này.
Covid-19 đã đưa đến nhiều thức thách về đảm bảo an toàn thông tin mạng cho cuộc chuyển dịch lên môi trường số. (Ảnh minh họa) |
Chỉ riêng trong năm 2021, đã xảy ra hàng loạt vụ lộ lọt dữ liệu cá nhân như: Facebook lộ lọt dữ liệu 500 triệu người dùng hồi tháng 4; Vụ lộ lọt cơ sở dữ liệu căn cước của toàn bộ 45 triệu dân Argentina vào tháng 9; hay vụ việc dữ liệu của 5 triệu người dùng ô tô Việt Nam bị rao bán trên web đen cũng trong tháng 9/2021...
Cùng với đó, số lượng các vụ lừa đảo trực tuyến cũng gia tăng mạnh trong giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh Covid. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chỉ riêng trong tháng 10/2021, đã có hơn 1 triệu người Việt Nam, chiếm khoảng 16% người dùng Internet Việt Nam truy cập phải các trang web lừa đảo, độc hại. Nếu thế giới có khoảng 2 triệu website lừa đảo, thì riêng Việt Nam từ tháng 12/2020 đến 11/2021 đã có tới 816 website lừa đảo giả mạo ngân hàng.
Lộ lọt dữ liệu cá nhân, người dùng các dịch vụ trực tuyến bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã phần nào khiến cho người dân mất lòng tin, gây nguy hại tới chương trình chuyển đổi số. Thực tế điều này từng xảy ra ở Singapore năm 2017: Chính phủ đảo quốc sư tử đã phải tạm dừng các dự án công nghệ thông tin có sử dụng dữ liệu cá nhân trong khoảng 6 tháng để xem xét lại toàn bộ các vấn đề bảo mật khi lộ hồ sơ sức khỏe của 1,5 triệu người dân.
Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong phát biểu tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2021 cũng đã chỉ rõ: Trong 3 năm, 5 năm tới đây sẽ là giai đoạn quyết định thành bại của quá trình chuyển đổi số quốc gia. An toàn thông tin mạng là điều kiện tiền đề để chuyển đổi số thành công.
Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo dựng niềm tin số, giúp người dân và toàn xã hội tin tưởng chuyển dịch các hoạt động từ môi trường truyền thống lên không gian mạng: “Nhiệm vụ quan trọng nhất với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay là củng cố, tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng; từ đó thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phát triển”.
Xây dựng không gian mạng Việt Nam an toàn
Theo phân tích của đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin: Có 4 “từ khóa” chính cho niềm tin số của người dùng khi sử dụng dịch vụ trực tuyến của một cơ quan, tổ chức, đó là: An toàn thông tin, Quyền riêng tư/kiểm soát dữ liệu; Giá trị, lợi ích mang lại; Tính sẵn sàng chịu trách nhiệm, cách ứng phó, giải trình trong trường hợp bị tấn công.
Vì thế, để củng cố và tạo dựng niềm tin số cho người dùng Internet Việt Nam, cần có sự liên kết, đồng hành giữa 3 bên gồm: Nhà nước - Các cơ quan nhà nước trong những lĩnh vực khác nhau; Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; Doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ trên môi trường số.
“Các cơ quan, doanh nghiệp xác định chúng ta đang đi trên cùng một con thuyền. Khi đó, trách nhiệm của chúng ta với công tác đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng sẽ cao hơn, người dùng cũng sẽ tin tưởng, yên tâm hơn với các dịch vụ trực tuyến được cung cấp”, đại diện NCSC cho hay.
Với quan điểm đó, thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ người dân, doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo không gian mạng Việt Nam an toàn, lành mạnh. Cụ thể, để góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng cho người dùng, bên cạnh việc thường xuyên có cảnh báo về các nguy cơ tấn công mạng, Cục An toàn thông tin đã phát hành “Cẩm nang bảo đảm an toàn thông tin trong đại dịch Covid-19”. Cẩm nang này hướng dẫn các kỹ năng người dùng cần có để làm việc từ xa, học trực tuyến và giải trí an toàn, giúp người dùng Internet có thể bảo đảm an toàn thông tin khi kết nối trực tuyến. Tính đến tháng 12/2021, đã có trên 70.000 lượt truy cập để tải cẩm nang.
Trong năm 2021, Cổng thông tin khonggianmang.vn cũng tiếp tục được phát triển, cung cấp hàng loạt giải pháp kỹ thuật, đồng thời hướng dẫn việc đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức và người dùng cá nhân khi tham gia môi trường mạng. Trong đó có thể kể đến các công cụ như: Kiểm tra tập tin độc hại, nhận diện mã độc tống tiền, kiểm tra website lừa đảo, kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân...
Được Cục An toàn thông tin chính thức cho ra mắt từ tháng 6/2021, hệ sinh thái Tín nhiệm mạng – một lá chắn khác về an toàn thông tin - cũng hướng đến mục tiêu bảo vệ người dân trên môi trường mạng, tạo dựng niềm tin số cho sản phẩm, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy không gian mạng Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh. Tính đến tháng 12/2021, đã có 2.534 website được đánh giá và gắn nhãn tín nhiệm mạng.
Khẳng định bảo đảm an toàn cho người dân là một nhiệm vụ trọng tâm, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cho biết, trong năm tới, nhiều giải pháp sẽ được tập trung triển khai như: Tổ chức chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho toàn thể cộng đồng do Bộ TT&TT chủ trì, điều phối, có sự tham gia trực tiếp của các bộ, ngành, địa phương và huy động sức mạnh của các doanh nghiệp ICT lớn; Phát triển nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; Tiếp tục phát triển Cổng khonggianmang.vn trở thành điểm đến của người dân mỗi khi cần hoặc gặp vấn đề về an toàn thông tin; Mở rộng gắn nhãn tín nhiệm mạng cho các website, đặc biệt là website của các ngân hàng, tổ chức tài chính...
Vân Anh (Bài đăng trên Bưu điện Việt Nam số Tết 2022)
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay là tạo lập, củng cố niềm tin số cho xã hội khi tham gia vào các hoạt động trên không gian mạng.
相关文章:
相关推荐:
0.5384s , 7529.609375 kb
Copyright © 2025 Powered by Tạo lập, củng cố niềm tin số cho cộng đồng_kết quả sunderland,PhongThuyBet