Phỏng vấn hành vi
Phỏng vấn hành vi là một kỹ thuật phỏng vấn phổ biến mà nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá các ứng viên dựa trên hành vi của họ trong quá khứ.
Để chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn,ảlờikhônkhéocáccâuhỏitìnhhuốngcủanhàtuyểndụnhận định tốt ứng viên trước hết cần chú trọng vào: bản mô tả công việc; các dự án lớn bạn từng thực hiện; các đánh giá về hiệu suất công việc trước đây; danh sách các thành tích nghề nghiệp của bạn; tập trả lời phỏng vấn thành tiếng; tập trả lời dưới 2 phút mỗi câu.
Với phỏng vấn hành vi, người phỏng vấn thường cố gắng tìm hiểu 3 điều sau: bạn đã cư xử như thế nào trong một tình huống thực tế; lượng hóa công sức, giá trị mà bạn bỏ ra để giải quyết tình huống đó; bạn định nghĩa các tình huống như thế nào (đó là trở ngại, thách thức hay cơ hội).
Hỏi những điều này, nhà tuyển dụng không cần thiết tìm ra câu trả lời đúng, mà nhằm tìm hiểu con người thật của ứng viên. Điều mấu chốt là ứng viên cần trung thực và có câu trả lời thông minh.
“Công thức” cho câu trả lời thông minh
Trả lời phỏng vấn cũng có công thức. Khi áp dụng đúng công thức, bạn có thể tạo ra một câu chuyện cuốn hút người phỏng vấn. Lúc này, câu chuyện của bạn cần chú trọng đến 4 yếu tố dưới đây.
Tình huống
Bạn nên trình bày bối cảnh câu chuyện, bao gồm: tình huống này đã diễn ra khi nào, ở đâu…
Ví dụ: “Chúng tôi thực hiện một dự án kéo dài 6 tháng cho một khách hàng lớn và buộc phải làm việc onsite…”.
Nhiệm vụ
Bạn cần nêu vai trò của bạn trong tình huống trên là gì.
Ví dụ: “Tôi là trưởng nhóm, dẫn dắt quá trình chuyển đổi nhiệm vụ cho nhóm, đồng thời phối hợp với khách hàng để dự án đi đúng hướng”.
Hành động
Bên cạnh nhiệm vụ, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu cụ thể bạn đã làm những gì trong tình huống đó. Lúc này, bạn nên mô tả về công việc của mình.
Ví dụ: “Tôi tự lên các nhiệm vụ của dự án và cập nhật tiến độ hàng tuần cho cả công ty và khách hàng. Điều này nhằm tạo ra một sản phẩm/phần mềm mà khách hàng mong muốn. Tôi cũng hướng dẫn trực tiếp từng thành viên trong nhóm và bên đối tác, để đánh giá các trở ngại phải vượt qua, đảm bảo rằng chúng tôi sẽ đáp ứng đúng thời hạn”.
Kết quả
Sau tất cả những nỗ lực, cố gắng bạn vừa trình bày, nhà tuyển dụng cần biết kết quả của câu chuyện đó.
Ví dụ: “Chúng tôi đã hoàn thành dự án đúng thời hạn, đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật của đối tác. Chúng tôi cũng đạt được phương án làm việc tối ưu và đã thành công dù áp lực”.
Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Bạn cần đọc kỹ mô tả công việc, lên danh sách các kỹ năng hoặc bằng cấp được yêu cầu. Bên cạnh đó, bạn cần nghĩ đến một câu chuyện thể thể hiện khả năng của bạn trong lĩnh vực bạn ứng tuyển. Bạn nên luyện tập trả lời phỏng vấn độc thoại hoặc với người thân thiết. Bạn cần lưu ý câu trả lời chỉ nên kéo dài khoảng 1,5 - 2 phút và thật ngắn gọn, súc tích.
Khi bạn thường cảm thấy ngại ngùng hoặc thiếu tự tin, việc chuẩn bị trước khi phỏng vấn càng quan trọng hơn. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự.
Mặt khác, bạn không thể đoán trước mọi câu hỏi. Tuy nhiên, bạn có thể nghĩ ra loạt tình huống giả tưởng khi phỏng vấn có khả năng xảy ra, và “bỏ túi” sẵn câu trả lời như: Hãy kể một tình huống khó khăn về tiến độ mà bạn đã giải quyết. Bạn đã làm như thế nào?; Hãy cho tôi biết về một sai lầm mà bạn đã mắc phải. Bạn xoay xở như thế nào để hạn chế hậu quả?; Khoảng thời gian nào mà bạn học được kỹ năng yêu thích nhất?; Bạn đã tiếp cận kiến thức mới đó như thế nào và áp dụng ra sao?; Đã có khi nào bạn trình bày ý tưởng với lãnh đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp chưa? Kết quả thế nào?; Hãy kể về khoảng thời gian bạn vượt qua mâu thuẫn nội bộ tại nơi làm việc; Thành tựu nghề nghiệp đáng tự hào nhất của bạn là gì và tại sao?...
(Nguồn: Careerbuilder.vn)