Ngày 7/12,ấuhiệukhôngthểbỏquacảnhbáocănbệnhungthưgặpnhiềuởhaigiớkashima – tokyo tại hội thảo Cập nhật những tiến bộ mới trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng diễn ra tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ chia sẻ về ca bệnh phát hiện ung thư đại tràng, từ dấu hiệu chỉ điểm đi ngoài ra máu.
"Chiều 6/12, chúng tôi thực hiện ca mổ nội soi 3D cho bệnh nhân, cắt đoạn đại tràng trái, nạo vét hạch D3, thắt mạch chọn lọc, bảo tồn tĩnh mạch mạc, miệng nối đại - đại tràng trong cơ thể", Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Theo Tiến sĩ Hùng, với phương pháp mổ thông thường, bệnh nhân này sẽ phải cắt nửa đại tràng trái, trong khi về mặt ung thư học chỉ cần cắt đại tràng cách u 10cm là đủ.
Ca mổ nội soi 3D giúp phẫu thuật viên phóng đại, quan sát cận cảnh với hình ảnh không gian 3 chiều các cấu trúc quan trọng như mạch máu, thần kinh, giúp phẫu thuật viên thực hiện thao tác, kỹ thuật tỉ mỉ, chính xác hơn, giảm tai biến trong mổ.
Việc chỉ cắt đoạn đại tràng trái đã giúp người bệnh giữ lại được tối đa chiều dài của đại tràng, nhưng vẫn đảm bảo nạo vét hạch tối đa. Dự kiến ngày thứ 4-5, bệnh nhân có thể xuất viện.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc bệnh viện cho biết, ung thư đại trực tràng là loại phổ biến thứ 4 ở nam giới Việt Nam sau ung thư gan, phổi và dạ dày, phổ biến thứ 3 ở nữ giới sau ung thư vú và ung thư phổi.
Theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, việc chẩn đoán sớm, phối hợp đa chuyên khoa, phẫu thuật nội soi, điều trị đa mô thức để góp phần cứu sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
"Hiện nay phẫu thuật nội soi, phẫu thuật robot là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu giúp quan sát rõ ràng các cấu trúc giải phẫu, có khả năng thao tác trong không gian hẹp một cách chính xác, góp phần bảo tồn các chức năng của bệnh nhân", PGS.TS Đào Xuân Cơ cho biết.
Phẫu thuật nội soi hoàn toàn điều trị ung thư đại tràng là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, an toàn với vết mổ nhỏ, tỷ lệ biến chứng thấp. Mổ nội soi, bệnh nhân phục hồi rất nhanh sau mổ, lưu thông ruột trở lại rất sớm, thậm chí ngay sau mổ.
Bệnh nhân cũng đau rất ít nên hô hấp không bị hạn chế, ít phải dùng giảm đau, người bệnh có thể tập vận động sớm ngay sau mổ.
Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải được đào tạo bài bản từ cơ bản đến nâng cao, có kỹ năng tốt, có bề dày kinh nghiệm cùng đầy đủ vật tư trang thiết bị phẫu thuật.
Tại hội thảo, GS Eric Rullier - Đại học Bordeaux, Cộng hòa Pháp đã chia sẻ phương pháp mới trong điều trị ung thư đại trực tràng, nhất là việc tránh không phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn, góp phần đột phá nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Tại hội thảo, có 12 báo cáo khoa học chuyên sâu được trình bày từ các góc độ của việc chẩn đoán hình ảnh, tiền phẫu thuật, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật robot cho đến giải phẫu bệnh, quá trình xạ trị, điều trị sau xạ trị và chăm sóc giai đoạn phục hồi... đã cung cấp những thông tin và kiến thức hữu ích một cách toàn diện trong chẩn đoán, điều trị tối ưu ung thư đại trực tràng.
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng:
- Rối loạn tiêu hóa: Ban đầu có thể là ợ chua, sau đó đau tức vùng bụng, co thắt dạ dày trước hoặc sau khi ăn.
- Táo bón: Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần nên chú ý theo dõi.
- Đi ngoài phân nhỏ, phân dẹt: Có nguy cơ ruột gặp phải những vật cản như các khối u, polyp to khiến hình dạng và kích thước phân thay đổi.
- Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng khá phổ biến ở các bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
- Giảm cân bất thường, mệt mỏi: Hầu hết các trường hợp mắc ung thư đều có dấu hiệu giảm cân nhanh và nhiều trong thời gian ngắn dù không ăn kiêng hay tập luyện gì gắng sức.
Nếu có một trong các dấu hiệu trên, bạn đừng trì hoãn việc đi khám. Có thể, đó chỉ là dấu hiệu bệnh thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý ung thư nguy hiểm, càng phát hiện sớm, cơ hội chữa trị càng cao.
(责任编辑:Thể thao)