您现在的位置是:La liga >>正文

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử_người chơi ngoại hạng anh

La liga2557人已围观

简介LTS: Từ chỗ ban đầu không có trong kế hoạch tác chiến chiến lược của ta và Pháp, Điện Biên Phủ đã tr ...

LTS: Từ chỗ ban đầu không có trong kế hoạch tác chiến chiến lược của ta và Pháp,ămChiếnthắngĐiệnBiênPhủQuyếtđịnhlịchsửngười chơi ngoại hạng anh Điện Biên Phủ đã trở thành “điểm hẹn lịch sử”, là nơi để hai bên tiến hành một cuộc tổng giao chiến cuối cùng, quyết định số phận của cuộc chiến tranh.

Vì sao thực dân Pháp lại phá vỡ kế hoạch Nava, từ thế chủ động tiến công chuyển sang thế phòng ngự ở một địa hình rừng núi xa xôi hiểm trở? Vì sao, trong khi chủ trương của ta là tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của địch, chúng ta lại chọn Điên Biên Phủ, nơi mạnh nhất của thực dân Pháp để tiến công?

Bài viết thứ hai trong loạt phóng sự 4 bài “Cuộc đấu trí cân não” với nhan đề “Quyết định lịch sử” sẽ làm rõ hơn về những câu hỏi này. 

Ngày 3/12/1953, Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương - Nava chính thức chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với các đại đoàn chủ lực của ta. Dốc sức vào canh bạc cuối cùng này, Nava xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Trước đó, trong thế chiến thứ nhất, với hình thức phòng ngự Tập đoàn cứ điểm, người Pháp đã giành chiến thắng ở Verdun, đánh bại sự tấn công của quân Đức. Chiến thắng này đã trở thành biểu tượng, niềm vinh quang của nước Pháp.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.

Đến với chiến trường Việt Nam, thực dân Pháp đã áp dụng hình thức phòng ngự này trong Chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Đó là một trong những cơ sở để người Pháp tin tưởng vào một pháo đài Điện Biên Phủ bất khả xâm phạm, không thể công phá.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng phân tích, năm 1952, Pháp thiết lập Tập đoàn cứ điểm Nà Sản, quân số và các vị trí chỉ bằng 1/3 ở Điện Biên Phủ. Bộ đội ta đánh 3 lần đều không thành công. Salan - nguyên Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương đã nhận xét, Điện Biên Phủ mạnh gấp 10 lần Nà Sản. Pháp hoàn toàn tin tưởng nếu chúng ta húc đầu vào đấy thì sẽ thất bại.

Nhưng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cũng chứa những nhược điểm rất lớn. Con nhím Điện Biên Phủ có tính phòng ngự cứng nhắc, thụ động, bản chất vẫn là các cứ điểm tách rời. Bên cạnh đó, con nhím Điện Biên hoàn toàn bị cô lập giữa vùng rừng núi. Nếu chặn đường tiếp tế hàng không, Điện Biên Phủ sẽ hoàn toàn bị cô lập và mất sức chiến đấu.

Ngày 6/12/1953, sau khi nghe Tổng Quân uỷ báo cáo tình hình, Bộ Chính trị đã đi đến quyết định: Mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với mật danh “Trần Đình”. Vì đây là trận đặc biệt quan trọng, chỉ được thắng nên Bộ Chính trị mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ Mặt trận. Điều đó đã cho thấy tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của chiến dịch này.

Quyết định chấp nhận giao chiến với thực dân Pháp tại lòng chảo Điện Biên là một bước ngoặt lớn trong 9 năm trường kỳ kháng chiến. Theo PGS.TS Trịnh Thị Hồng Hạnh, Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đó là quyết định lịch sử, vì chỉ có đánh "dập đầu" quân xâm lược, chúng ta mới có thể sớm kết thúc cuộc chiến tranh.

"Trong kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954, ta tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu. Nhưng tại Điện Biên Phủ thì ta quyết tâm chọn chỗ mạnh nhất vì như thế mới đánh bại được hình thức phòng ngự cao nhất của Tập đoàn cứ điểm của Pháp và làm thất bại Kế hoạch Nava, cũng như làm thất bại mục tiêu muốn kéo dài, mở rộng chiến tranh của Pháp. Cho nên chúng ta phải quyết tâm tập trung lực lượng cho bằng được để đánh", PGS.TS Trịnh Thị Hồng Hạnh cho biết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các lãnh đạo Đảng và Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các lãnh đạo Đảng và Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Chấp nhận cuộc đụng đầu với quân Pháp thì đánh như thế nào? Bảo đảm hậu cần ra sao? Làm thế nào để bảo đảm chắc thắng? Đó là hàng loạt những câu hỏi, những vấn đề cần giải quyết của Bộ Chỉ huy chiến dịch. Địch đã hoàn toàn co cụm trong những công sự kiên cố, có hoả lực mạnh, có xe tăng, có cầu hàng không chi viện, có viện trợ tài chính của Mỹ.

Trong khi đó, ta chưa có pháo lớn, không có xe tăng, bộ đội chưa được trải qua thực tế đánh lớn hiệp đồng binh chủng… Liệu có thể đánh nhanh, giải quyết nhanh trong 2 ngày 3 đêm được không? Sau hàng loạt những cân nhắc, tính toán hết sức thận trọng, kỹ lưỡng và thấu đáo như thế, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã phải lùi ngày, giờ nổ súng đến 4 lần.

Và có một quyết định mang tính lịch sử, tạo nên bước ngoặt của chiến dịch và cuộc kháng chiến, đó là thay đổi phương châm tác chiến, chuyển từ đánh nhanh, giải quyết nhanh sang đánh chắc tiến chắc. Quyết định này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đảng uỷ Mặt trận thay đổi ngay trước giờ nổ súng.

Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử.

Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử.

Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử nhớ lại kỷ niệm được gặp và nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về quyết định lịch sử này.

Theo GS Vũ Minh Giang, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mất rất nhiều đêm trăn trở để đi tới quyết định thay đổi giờ nổ súng. Có một yếu tố rất quan trọng là Đại tướng xót máu xương của người lính. Nếu đánh nhanh, thắng nhanh thì bộ đội ta sẽ phải hy sinh rất nhiều mà chưa chắc đã thắng. Cho nên chuyển sang đánh chắc, tiến chắc, vừa chắc thắng theo lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời còn thể hiện tính nhân văn của một vị tướng là không bao giờ đánh đổi chiến thắng lấy sự hy sinh vô cùng lớn của bộ đội.

Đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã trải qua 11 ngày đêm trăn trở, thao thức và một đêm thức trắng để phân tích, lập luận đưa ra cơ sở khoa học thuyết phục đoàn cố vấn và tập thể Đảng uỷ Mặt trận.

Thực tế cho thấy, chuyển sang đánh chắc tiến chắc, thời gian có thể kéo dài, bộ đội ta dễ bộc lộ, phải chịu nhiều sức ép từ hoả lực của đối phương, vật chất, phương tiện bảo đảm cho chiến dịch cũng lớn hơn, nhiều hơn. Nhưng về tổng thể, tương quan toàn diện giữa hai bên và để bảo đảm chắc thắng, thì đánh chắc, tiến chắc sẽ cho chúng ta cơ hội và khả năng chiến thắng cao hơn.

Trung tướng Đào Tuấn Anh, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng nhận định, đánh chắc, tiến chắc cho ta có nhiều lợi thế, nhưng cũng đòi hỏi một quyết tâm rất lớn. Bởi vì đánh chắc, tiến chắc thì mọi công tác chuẩn bị đều phải kéo dài. Thời gian chiến dịch càng kéo dài thì nhiều khó khăn mới phát sinh.

"Khi chuyển sang đánh chắc, tiến chắc, chúng ta gặp khó khăn về cung cấp tiếp tế tăng lên rất nhiều lần. Nhất là thời gian chiến dịch càng kéo dài thì mùa mưa càng gần lại. Mùa mưa trên chiến trường rất khó khăn cho hoạt động tác chiến. Do vậy không phải ngay từ ngày đầu, mọi người đều thông suốt với phương châm đánh chắc, tiến chắc mà Đại tướng đề ra", Trung tướng Đào Tuấn Anh cho biết.

Sai lầm của Nava từ bước đầu đổ quân lên Điện Biên Phủ lại tiếp nối sai lầm, vì chỉ thấy hết sức mạnh một phía của Tập đoàn cứ điểm mà không thấy hết được chỗ yếu của nó. Dưới góc nhìn của một nhà quân sự tư sản, Nava cũng không thể thấy hết được sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Những đoàn xe thồ, ngựa thồ, những đoàn dân công gánh gạo hàng trăm km từ hậu phương ra tiền tuyến, những gia đình nhường cả đàn bò, đàn gà của mình gửi ra chiến trường, những đồng bào vùng Tây Bắc dù thiếu ăn, đói khổ cũng mang những bát gạo, những hạt muối gửi ra mặt trận. Điều đó đã minh chứng cho thấy, khi quyết định lịch sử đáp ứng được đúng nhu cầu, nguyện vọng tha thiết của nhân dân, nó sẽ mang lại sức mạnh lớn lao như thế nào.

Vậy, khi đã hội tụ đầy đủ những yếu tố, giờ nổ súng được ấn định, chúng ta phải giải quyết bài toán tiến công, phá huỷ pháo đài bất khả xâm phạm Điện Biên Phủ như thế nào? Đây là cũng là một cuộc đấu trí cân não mà chiến thắng chỉ giành cho bên nào có ý chí và quyết tâm cao hơn, có tinh thần chịu đựng và chấp nhận gian khổ cao hơn. Nội dung này sẽ có trong bài viết thứ 3 với tựa đề “Siết chặt vòng vây”.

Trường Giang(Phát thanh Quân đội/VOV)

Link: https://vov.vn/chinh-tri/70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-quyet-dinh-lich-su-post1091151.vov

Tags:

相关文章



友情链接