Cô gái Tày từng không biết tiếng Kinh là Giám đốc quản lý Khóa cao học tại Anh_xĩu hay xỉu
Lương Ngân sinh ra và lớn lên tại xóm Dẻ Gà,ôgáiTàytừngkhôngbiếttiếngKinhlàGiámđốcquảnlýKhóacaohọctạxĩu hay xỉu xã Lương Thông, Thông Nông, nơi được coi là huyện nghèo nhất của tỉnh Cao Bằng. Cô gái Tày với nghị lực mạnh mẽ và mang ước mơ học để “cái làng nghèo của mình không còn nghèo nữa” nay đã trở thành Giám đốc quản lý khóa Cao học Marketing trẻ tuổi nhất tại ĐH Kinh tế Nam London, Vương quốc Anh.
Ngân được Hội đồng nhà trường bổ nhiệm làm Giám đốc quản lý Khoa cao học Marketing
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất làm thay đổi cuộc sống”
Bản nghèo của người Tày nơi Ngân sinh ra vốn chỉ có 20 hộ dân. Cái nghèo, cái đói khiến những đứa trẻ thường bỏ lớp, rủ nhau lên rẫy hoặc ở nhà trông em cho bố mẹ chứ không thiết tha gì đến con chữ.
“Với người dân tộc đến cái ăn còn không đủ thì học là điều gì đó thật vô nghĩa”. Nhưng Ngân là một đứa trẻ ham học. Bố không có nhà, Ngân đi bộ qua những con đèo, lội qua từng con suối để được tới lớp.
Cô bé người Tày dù nhỏ tuổi nhưng luôn mơ “sau này sẽ giúp xóm làng bớt nghèo và những người mình thương yêu không còn phải khổ nữa”. Nghị lực ấy đã thôi thúc Ngân quyết tâm phải đi đến trường.
Lên 9 tuổi, mẹ Ngân quyết định xin chuyển con ra thị xã Cao Bằng học khi cô bé còn chưa biết nói tiếng phổ thông. Đó cũng là bước chuyển lớn đầu tiên trong cuộc đời cô gái nhỏ.
Dù là học sinh giỏi ở quê nhưng khi ra thị xã, học kỳ đầu tiên điểm số của Ngân vẫn đứng cuối lớp. Có những môn tập viết hay môn toán, Ngân chỉ được 1, 2 vì không biết tiếng Kinh. Cô bé nhút nhát vì thế càng trở nên mặc cảm.
Được cô giáo và bố mẹ động viên, Ngân tự mình học tiếng. Đến năm lớp 4, cô bé bắt đầu vươn lên đứng đầu lớp và đến cấp 3, Ngân thi đỗ vào chuyên Lý, Trường THPT Chuyên tỉnh Cao Bằng.
Cô gái Tày từng không biết tiếng Kinh là Giám đốc quản lý Khóa cao học tại Anh
Sau này, khi tốt nghiệp Ngoại thương, Ngân nhanh chóng tìm được công việc tốt ở Hà Nội. Mặc dù vậy, cô luôn ấp ủ một ước mơ được khám phá thế giới bên ngoài.
“Từ nhỏ mình đã sống ở làng quê nghèo, xung quanh bốn bề là núi, có một dòng suối chảy qua. Khi ấy, mình không biết có gì ngoài núi và ngẩng lên chỉ có bầu trời. Đó chính là tuổi thơ của mình”, Ngân kể.
Cô gái 22 tuổi tin rằng, “giáo dục chính là thứ vũ khí mạnh nhất có thể dùng để thay đổi thế giới”. Câu nói nổi tiếng của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela thôi thúc cô phải tiếp túc vươn xa.
“Mình không có gì cả. Ngoài giáo dục mình không còn loại vũ khí nào khác nữa. Và mình quyết tâm phải đi du học”.
Khó khăn ư? Không hề gì
Năm 2011, Ngân thi đỗ thạc sỹ tại Trường ĐH Strathclyde thuộc thành phố Glasgow của Vương quốc Anh. Nhưng để thực hiện được mục tiêu “vươn ra ngoài thế giới”, cô gái Việt gặp không ít rào cản.
Chi phí cho việc du học tự túc ở xứ sở sương mù vô cùng đắt đỏ, đặc biệt với những gia đình không có điều kiện. Làm thế nào để trang trải cho việc học và ăn ở cũng là điều khiến Ngân trăn trở.
“Trước khi sang Anh du học mình đã phải nghiên cứu rất kỹ các khoản tài chính vì Anh là một trong những quốc gia có chi phí du học thuộc hàng đắt nhất. Vì vậy, khi lập kế hoạch mình đã phải băn khoăn rất nhiều về việc theo học ở thành phố nào”.
Một trường học có học phí không quá cao, một thành phố mức sống rẻ. Đó là những gì cô gái trẻ hướng tới.
“Mình lựa chọn Glasgow vì đây cũng là một thành phố lớn của Anh nhưng chi phí sống rẻ hơn London hay Birmingham. Việc chọn một thành phố lớn sẽ giúp mình tăng cơ hội kiếm việc làm thêm. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu của mình khi sang để có thể trang trải chi phí ăn ở”, Ngân kể.
3 tháng đầu, cô gái trẻ bị “sốc” vì không tìm được bất cứ công việc làm thêm gì.
“Mình vẫn theo quan niệm bình thường của sinh viên là tìm những công việc bồi bàn ở nhà hàng, khách sạn. Nhưng một thực tế ở đây nhiều người khá phân biệt. Họ chỉ cần nhìn thấy mình là người Châu Á ngay lập tức sẽ không nhận vào. Ở trong lớp của mình có những bạn đến từ Pháp hay Đức đều rất dễ dàng trong tìm kiếm công việc làm thêm”.
Đó cũng là khoảng thời gian vô cùng “khổ sở” bởi nếu không tìm được việc làm đồng nghĩa với việc không thể sống sót ở Anh. Dù vậy, cô vẫn tự nhủ: “Mình còn mục tiêu rõ ràng ở phía trước. Vậy nên cứ tiếp tục đi rồi sẽ đến”.
May mắn, nhờ cộng đồng sinh viên ở Glasgow, Ngân được giới thiệu làm công việc phiên dịch. Nhờ vậy cô đã có thêm thu nhập và tự tin hòa nhập vào cộng đồng người Anh.
“Mỗi khi đi làm thêm mình đều phải đi tàu hoặc đi xe bus. Mình nhớ có người bản địa bên này khi thấy mình đi phiên dịch xa, họ sẵn sàng chở mình đến nếu rảnh. Những hành động nhỏ như vậy nhưng khiến mình vô cùng cảm động”, Ngân kể.
Năm 2012, cô gái Việt hoàn thành luận văn Thạc sỹ và được Trường ĐH Strathclyde đánh giá cao. Nhưng chưa dừng lại ở đó, Ngân tiếp tục theo đuổi lên bậc Tiến sĩ.
“Áp lực trong thời gian nghiên cứu tiến sĩ thực sự còn lớn hơn rất nhiều vì Trường Birmingham đòi hỏi chất lượng nghiên cứu cao”. Nhiều lúc cô tưởng chừng không thể tiếp tục hành trình nghiên cứu của mình. Nhưng cuối cùng, những nỗ lực của Ngân đã được đền đáp.
Năm 2017, Ngân bảo vệ xuất sắc luận án tiến sỹ trước Hội đồng gồm nhiều nhà khoa học danh tiếng về lĩnh vực kinh doanh, marketing. Cô gái Việt được trao bằng tiến sĩ ngay sau khi bảo vệ luận án. Đây cũng là một thành tích hiếm có đối với những người làm nghiên cứu sinh tại Anh.
Bảo vệ xong Luận án tiến sĩ, Ngân tiếp tục đặt mục tiêu tìm việc làm tại Vương Quốc Anh. Cô đã nộp đơn vào làm giảng viên Marketing tại Trường Đh Kinh tế Nam London.
Đây là ngôi trường danh tiếng có chất lượng giảng dạy hàng đầu thế giới. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân được Hội đồng nhà trường bổ nhiệm làm Giám đốc quản lý Khoa cao học Marketing.
Ước mong của Ngân là quay trở về đóng góp cho quê hương
Giờ đây, Ngân đã ổn định cuộc sống và sự nghiệp tại Anh quốc. Hành trình từ một cô bé dân tộc thiếu số đến người có vị trí tại trường đại học nổi tiếng ở Anh, với Ngân là một niềm mơ ước.
“Khi còn bé mình luôn tự hỏi: “Đằng sau những ngọn núi cao kia là gì? Có cuộc sống nào đằng sau dãy núi ấy không? Khi lớn lên, điều luôn thôi thúc mình là “Mình có thể làm gì để thay đổi cuộc sống khó khăn đằng sau dãy núi quê hương mình?”.
Câu hỏi ấy khiến Ngân luôn trăn trở và khao khát quay trở về đóng góp cho quê hương.
Đầu năm 2019, Ngân trở về Cao Bằng 2 tuần. Cô bố trí kín lịch làm việc với tỉnh. Ngân biên soạn và lên lớp tập huấn khởi nghiệp cho nông dân, giao lưu với doanh nghiệp trẻ về lĩnh vực du lịch. Được mời tham gia xây dựng đề án phát triển du lịch và marketing du lịch cho tỉnh Cao Bằng, cô không ngại mời gọi lãnh đạo London South Bank University và ĐH Loyola Chicago (Hoa Kỳ) tham gia vào hỗ trợ dự án.
Ngân luôn mong rằng, những việc mình làm sẽ đóng góp sức nhỏ bé để phát triển quê hương, để “cái làng nghèo của mình sẽ không còn nghèo nữa”.
Thúy Nga
Cô bé H'Mông nói tiếng Anh như gió lấy chồng là doanh nhân Bỉ
- Cô bé H'Mông từng được nhiều người biết đến bởi khả năng nói tiếng Anh không thua kém gì người bản ngữ giờ đây đã trở thành vợ của một doanh nhân gốc Bỉ.