Thông tin trên được PGS.TS Hoàng Minh Châu cho biết tại buổi Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm thu nhận và điều phối giác mạc Việt Nam và Singapore,êmnhiềutrườnghợpđượcghépgiácmạkqbd bo dao nha do Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tổ chức chiều 15/10.
PGS Châu cho biết, Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 còn rất non trẻ, mới được thành lập 8 tháng. Trong 8 tháng qua, ngân hàng đã thu nhận 57 giác mạc từ nhiều nguồn hiến, ghép giác mạc cho 42 trường hợp, điều phối giác mạc sang một số viện khác.
Đặc biệt, trong số nguồn giác mạc hiến tạng, nhiều giác mạc được hiến tặng từ các ngân hàng Mắt của Mỹ.
PGS Châu cho biết, trên thực tế, nhu cầu ghép giác mạc là rất lớn. Cả nước có khoảng 300.000 người mù do bệnh lý giác mạc, cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng.
Trong giai đoạn 2007-2023, cả nước có 45.000 đăng ký hiến tặng giác mạc, trong đó đã có 963 người tặng giác mạc sau khi qua đời của 20 tỉnh thành trong cả nước.
Vì thế, dù thời gian qua, số bệnh nhân được ghép giác mạc có tăng lên, nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu.
Theo TS.BS Howard Cajucom-Uy, phụ trách Ngân hàng Mắt Singapore và Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Mắt châu Á, về lý thuyết, 50% số ca tử vong hàng năm có thể là nguồn hiến giác mạc. Hiến giác mạc rất ít chống chỉ định, kể cả ung thư cũng có thể hiến, ghép giác mạc cũng không yêu cầu về nhóm máu.
Tuy nhiên, rào cản như phong tục tập quán, truyền thống và tôn giáo, tín ngưỡng văn hóa, sự thiếu hiểu biết/thờ ơ về việc hiến tặng giác mạc, gia đình người hiến tặng đang trải qua giai đoạn rất khó khăn về cảm xúc, những nhận thức không đúng về luật pháp liên quan đến hiến tạng... khiến tỷ lệ hiến giác mạc còn hạn chế.
"Khi người thân mất đi, người ở lại bối rối, không biết được người đã chết muốn gì, liệu họ có mong muốn hiến giác mạc hay không.
Dù với người châu Á, nói về cái chết là điều kiêng kỵ, nhưng tôi cho rằng vẫn nên tạo các cơ hội để nói chuyện trong bữa ăn hàng ngày, trong một chuyến đi chơi... để biết tâm nguyện của người thân trong gia đình, xem liệu họ có muốn hiến giác mạc khi qua đời không", Theo TS.BS Howard Cajucom-Uy nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam, từ tháng 5 tới nay, số lượng ca hiến tạng từ người chết não tăng gấp 3 lần, các ca ghép tạng trong đó có ghép hiến giác mạc tăng 10% so với thời điểm trước.
Cũng theo PGS Tiến, ngoài nguồn hiến trong nước, Việt Nam được tặng nguồn giác mạc từ nước ngoài. Tuy nhiên, thủ tục hải quan và bảo quản giác mạc còn khó khăn bởi giác mạc không phải bệnh phẩm, không phải thiết bị y tế, hay mẫu vi sinh vật, mà giác mạc là mô cần bảo quản sống.
Tại Việt Nam, việc lấy - ghép giác mạc được thực hiện từ năm 2007. Đến nay, đã có hơn 3.000 người được ghép giác mạc, trong đó có hơn 50% là từ nguồn người hiến tại cộng đồng, tập trung chủ yếu ở Ninh Bình, Nam Định... , nhiều nhất là năm 2020, có 169 người được ghép.
Trong số bệnh nhân chờ ghép giác mạc, nhiều nhất là ở độ tuổi 30-60, có cả trẻ em. Các bác sĩ kêu gọi người dân trong cộng đồng đăng ký hiến giác mạc nếu không may qua đời.
Bất cứ ai cũng có thể hiến giác mạc sau khi qua đời, không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính. Những người có thị lực kém và ngay cả những người mắc bệnh nan y như ung thư hay đái tháo đường… vẫn có thể hiến tặng giác mạc.