"Mấy tuyến đường như đường Láng,ỷđồng mởrộnggấpđôiđườngLábang xep hang bd anh dù ngắn nhưng chi phí xây dựng lại thuộc top đắt nhất hành tinh, thời gian giải phóng mặt bằng cũng sẽ rất lâu, nên việc nâng cấp mở rộng tuyến đường này theo tôi không thật hợp lý. Hà Nội cần dành tiền cho những dự án vĩ mô lâu dài, mở rộng không gian phát triển ra các vùng khác.
Ngoài ra, cần có quy hoạch giữa thủ đô và các địa phương khác xung quanh như Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... để phát triển metro, đường sắt tốc độ cao. Như vậy mới giải quyết được an sinh xã hội, phát triển đại đô thị Đồng bằng sông Hồng, giải quyết triệt để chuyện tắc nghẽn giao thông ở nội đô, chuyện thiếu chung cư, giá nhà cao ngất ngưởng như hiện nay".
Đó là quan điểm của độc giả ĐỗQuyênvề đề xuất mở rộng gấp đôi đường Láng từ 21 m cả hai chiều hiện nay lên 53,5 m, đồng thời xây dựng đường trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy, mới được Sở Giao thông Vận tải báo cáo UBND thành phố Hà Nội. Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy dự kiến có tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng, trong đó đoạn dưới thấp hơn 17.000 tỷ đồng và đoạn trên cao gần 3.900 tỷ đồng.
Cho rằng kinh phí triển khai dự án này quá lớn, bạn đọc Nguyễn Anhbình luận: "Quá tốn kém cho một đoạn đường ngắn, lại phải chặt bỏ hàng cây cổ thụ. Theo tôi, mở rộng đoạn đường này thì chỉ đẩy tắc đường về các nút giao mà thôi, chứ không giải quyết được tận gốc vấn đề. Thiết nghĩ, Hà Nội nên để tiền đó làm đường sắt đô thị, chỉ có phương án đó mới giải quyết triệt để vấn đề tắc đường".
"Nâng cấp đường Láng là chính xác. Nhưng chi phí giải phóng mặt bằng lớn thế thì sao không làm đường tầng? Tôi thấy ở Trung Quốc người ta làm đường tầng rất phù hợp, thêm một tầng là gấp đôi bề mặt đường, người dân có thể thoải mái đi trong tương lai, mà chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng lại ít tốn kém hơn", độc giả Nguyducanhhust bổ sung.
>> 'Đường còn tắc nếu người Việt vẫn dùng xe cá nhân'
Trong khi đó, ủng hộ đề án mở rộng gấp đôi đường Láng, bạn đọc Ken Ka Kachỉ ra những hiệu quả mang lại: "Quy hoạch Vành đai 2 đã có từ lâu rồi. Chỉ khi khép kín nốt đoạn đường Láng, thì các đoạn Trường Chinh, cầu Nhật Tân... mới phát huy hết tác dụng của Vành đai 2. Các con đường mới khác như Vành đai 3.5, Vành đai 4, Vành đai 4.5, Vành đai 5 cũng sẽ vẫn được triển khai dần dần để hoàn thiện quy hoạch sau.
Hiện nay, đường Láng đã quá tải gấp ba lần sức chứa của nó. Nếu chúng ta không mở rộng ngay bây giờ thì 10 năm tới, khi lưu lượng phương tiện gấp 5-7 lần sức chịu đựng của con đường thì tình trạng ùn tắc sẽ trầm trọng đến mức nào? Việc khép kín nốt Vành đai 2 đoạn qua đường Láng, thứ tiếc nhất chính là phải chặt bỏ hàng cây cổ thụ. Nhưng chúng ta phải chấp nhận, có những thứ phải mất đi, để những điều tốt đẹp hơn được hình thành.
Theo ý kiến cá nhân tôi, để giảm bớt chi phí, nếu đường mở rộng lên 54 m, thì chúng ta có thể giải tỏa luôn 100 m và bồi thường thỏa đáng cho người dân. Sau khi mở rộng đường, phần còn lại (46 m) sẽ cho đấu giá xây dựng chung cư bán để bù chi phí cho dự án, vừa góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị".
Đồng quan điểm, bạn đọc Vũ Côngphân tích: "Tốn tiền nhưng vẫn phải làm vì đây là đoạn hoàn thiện cho Vành đai 2. Tôi chỉ e ngại một điều là khi tuyến đường thông thoáng rồi, phương tiện di chuyển nhanh hơn thì lại gia tăng áp lực cho các nút giao thứ cấp. Thế nên, vấn đề cốt lõi vẫn là giảm mật độ dân số. Do đó, bài toàn lớn nhất vẫn là phải giãn dân và việc cấp phép xây dựng chung cư phải đảm bảo tỷ lệ nhà ở trên không gian giao thông, không gian xanh".
"Điều căn cơ vẫn là quy hoạch thì mới giải quyết được bài toán ùn tắc giao thông, còn mở rộng đường cũng chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt. 10-20 năm nữa, nếu chúng ta không thực hiện tốt vấn đề quy hoạch thì dù đường có mở rộng gấp ba lần cũng vẫn tắc như thường", độc giả Hà Tháikết lại.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.