Người phát minh ra nguồn nhiên liệu đột phá này là ông Keiichi Kaneto,áosưNhậtBảnthắpsángđènledbằngnướctiểxem bxh anh giáo sư thỉnh giảng tại Viện Công nghệ Osaka. Giáo sư Keiichi thực hiện thí nghiệm này với hy vọng người ta có thể áp dụng nó trong những điều kiện khắc nghiệt như leo núi hay sử dụng trong thời khắc xảy ra thảm họa.
Thực tế, nước tiểu có thể tạo ra năng lượng nhờ vào thành phần urê có sẵn trong đó. Nhiều báo cáo cho biết, urê có chứa hydro - một thành phần cần thiết cho pin nhiên liệu.
Giáo sư Keiichi thực hiện thí nghiệm này với hy vọng người ta có thể áp dụng nó trong những điều kiện khắc nghiệt như leo núi hay sử dụng trong thời khắc xảy ra thảm họa.
“Mặc dù năng lượng có thể làm sáng bóng đèn led trong trường hợp này nhưng cũng cần lưu ý rằng phương pháp không thể dùng để thúc đẩy hiệu quả của các phản ứng hóa học”, giáo sư Keiichi cho biết.
Ông cũng đã tạo ra một tấm lưới dày khoảng 1 milimet. Tấm lưới này được phủ bởi một loại nhựa trên vải có chứa hợp kim đồng và niken, có thể tạo ra điện.
Như vậy, đèn led nhỏ màu xanh có thể được thắp sáng chỉ bằng một vài giọt nước tiểu trên đó. Nó cũng có thể đủ sức chiếu sáng bàn tay của một người trong bóng tối khi bốn tấm lưới được ghép lại thành một.
“Tôi hy vọng các nhiên liệu sẵn có sẽ hữu ích trong môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như trong thảm họa thiên nhiên. Nếu là vải được làm từ sợi carbon có khả năng dẫn điện cao thì sản lượng điện có thể tăng lên”.
“Đó không chỉ là một ý tưởng về sử dụng vật liệu sẵn có và nhựa để tạo thành năng lượng có thể sử dụng bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu, bởi bất cứ ai. Với một vài cải tiến, nó hoàn toàn có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau”, vị giáo sư chia sẻ.
Ngoài nước tiểu, pin nhiên liệu cũng có thể tạo ra điện bằng cách sử dụng giọt nước cam hoặc chanh.
Trường Giang (Theo Next Shark)
Những chiếc cặp được làm 100% từ chai nhựa đã tái chế còn có thể được sử dụng như một chiếc chăn giữ ấm cho trẻ trong thời tiết lạnh giá ở Peru.